(HBĐT) - Ngày 20/6, Hội đồng nghệ thuật tượng đài đền Thác Bờ tổ chức hội nghị thẩm định lựa chọn mẫu phác thảo tượng đài di tích danh lam thắng cảnh đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch Hội đồng chủ trì. Tham dự có các thành viên Hội đồng theo quyết định số 801/QĐ-UBND của UBND tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.


Tác giả trình bày thuyết trình mẫu tượng với hội đồng nghệ thuật.


 

 Vào khoảng năm 1430-1432, vua Lê Lợi niên hiệu Thuận Thiên đem quân đi dẹp loạn giặc Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi vua Lê Lợi kéo quân đến khu vực Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước là một thác nước nguy hiểm trở xô bọt trắng trời với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên đoàn quân không thể tiến lên được. Lúc bấy giờ ở xã Hào Tráng có cô gái người dân tộc Mường tên là Đinh Thị Vân và cô gái người dân tộc Dao (Không rõ tên) ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc đứng lên vận động trai tráng trong bản lên rừng xẻ ván, đóng thuyền độc mộc, kêu gọi nhân dân chặt nứa kết thành bè mảng, góp lương thực, thực phẩm cho nhà vua nuôi quân và chở giúp quân sĩ qua Thác Bờ đi đánh giặc. Trên đường chiến thắng trở về, vào tháng 3 năm Nhâm Tý 1432 vua Lê Lợi dừng chân ở Thác Bờ. Nhà vua dừng lại làm lễ khao quân ngay tại Thác Bờ và 2 cô lại vận động bà con trong bản góp cơm lam, thịt muối chua, rượu cần, múa hát điệu thường rang, bọ mẹng, ném còn, múa xòe để liên hoan mừng chiến thắng. Sau khi hai bà mất, hai bà thường hiển linh và giúp đỡ mọi người mỗi khi vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Từ đó nhân dân đã phong cho 2 bà là bà chúa Thác Bờ. Vua đã ban chiếu chỉ cho dân lập đền thờ 2 bà. Ngôi đền đó được gọi là đền Thác Bờ.

Trong những năm qua, đền Thác Bờ nổi bật với giá trị lịch sử, văn hóa cùng với cảnh quan thiên nhiên ở khu vực lòng hồ sông Đà nói chung và khu vực Thác Bờ nói riêng. Tượng đài vua Lê Lợi và tượng đài Bà chúa Thác Bờ tại công trình bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, tại huyện Đà Bắc là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đại đoàn kết các dân tộc về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Với những giá trị lịch sử văn hóa của Đền Thác Bờ, công ty cổ phần đầu tư xây dựng năng lượng Hoàng Sơn đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ tại tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Quy mô dự án bao gồm 2 tượng bằng đá: Tượng đài vua Lê Lợi cao khoảng 5m để ngoài trời, chất liệu bằng đá xanh Thanh Hóa, khối lượng ước tính khoảng 5,5m3, nặng khoảng 15 tấn được nằm sau cổng đền và tấm bình phong bằng đá. Tượng đài bà chúa Thác Bờ cao khoảng 5m để trong nhà Tiền Tế, chất liệu bằng đá xanh Thanh Hóa, khối lượng ước tính khoảng 5,5m3 nặng khoảng 15 tấn. Nhà Tiền Tế nằm phía trước Đền chính. Tại hội nghị công ty cổ phần đầu tư xây dựng năng lượng Hoàng Sơn đưa ra hội đồng thẩm định 3 mẫu phác thảo tượng Vua Lê Lợi và 2 mẫu tượng bà Chúa Thác Bờ…Tại hội nghị các thành viên hội đồng nghệ thuật đã bỏ phiếu lựa chọn mẫu tượng MB01 9/9 phiếu và ML018/9 phiếu. Đồng thời đã đóng góp ý kiến cho dự án như cần xây dựng tượng đài phù hợp bối cảnh dựng tượng về kích thước, vị trí đặt tượng, tỷ lệ bệ và tượng. Cần chỉnh sửa khuôn mặt, thần thái, trang phục, một số chi tiết phù hợp với hoàn cảnh thời điểm lịch sử. Đồng thời cần xây dựng tượng Lê Lợi giống với tượng Lê Lợi ở các địa phương khác đã từng xây dựng. Sở Văn hóa thể thao và du lịch phối hợp với chủ đầu tư xây dựng tượng đài phù hợp, đảm bảo mỹ quan cho khu di tích danh lam thắng cảnh.


                                                                                                              Việt Lâm


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục