(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống của người dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Sau lễ "Khai hạ” khởi đầu cho một năm sẽ diễn ra lễ hội xuống đồng thu chiêm, làm vụ mùa nay đổi thành lễ hội "Đánh bắt cá suối truyền thống tháng 3”. Lễ hội được hình thành và phát triển từ xa xưa nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nghiêm cấm các hình thức đánh cá như nổ mìn, xung điện…


Thi quăng chài trong khuôn tại lễ hội đánh cá suối tháng 3, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc.

Lỗ Sơn là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có suối Cái dài hơn 6 km chảy qua; là nơi hội tụ nhiều nhánh suối của vùng Mường Bi nên suối sâu và rộng, dòng nước trong xanh, mát lành, thuận lợi cho các loài cá sinh sôi, phát triển. Từ bao đời nay, hàng năm vào tháng 3 âm lịch, người Mường xã Lỗ Sơn chọn dòng suối mát lành này để làm nơi tổ chức lễ hội đánh cá suối.

Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần lễ diễn ra trang trọng tại miếu thờ xóm Tân Vượng. Thầy mo là người quan trọng nhất trong phần lễ, làm lễ cúng các thần linh phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân mạnh khỏe, nhà nhà may mắn. Mâm cơm cúng được chuẩn bị chu đáo theo truyền thống của người Mường. Món được coi là chủ đạo và không thể thiếu là cá nướng chín, cá nấu măng chua, thịt lợn, xôi… Sau khi thầy mo làm lễ xong, 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng bè ra suối, người đại diện cho xóm, xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên để động viên nhân dân tích cực hăng hái trong phần thi đánh bắt cá bằng hình thức thủ công.

Kết thúc phần lễ là phần hội. Trước kia, phần hội được diễn ra tại 3 khoang nhưng mấy năm gần đây, phần hội chủ yếu diễn ra tại 2 khoang suối lớn là khoang Tró và khoang Lở của suối Cái với nhiều nội dung phong phú như: thi đua bè mảng, thi quăng chài trong khuôn, quăng chài tự do, thi đánh bắt cá và trưng bày ẩm thực với nhiều sản phẩm nông sản của địa phương. Cứ như vậy, cả dòng suối rộn vang tiếng hò reo, hoan hô khi có người bắt được cá to; tiếng đập nước đuổi cá, tiếng than thở khi bắt hụt cá. âm vang rộn ràng khắp núi rừng, tiếng trống, tiếng chiêng của bà con mang theo để cổ vũ cho các đội thi đua bè mảng, quăng chài trong khuôn.

Hàng năm, lễ hội thu hút đông đảo người dân xã Lỗ Sơn và du khách thập phương tham gia. Mế Bùi Thị Đửi, xóm Bệ, xã Lỗ Sơn phấn khởi chia sẻ: Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xã Lỗ Sơn. Năm nào tôi cùng gia đình cũng tham gia lễ hội. Đến với lễ hội, chúng tôi được tham gia vào các trò chơi truyền thống, được thưởng thức ẩm thực độc đáo của người Mường. Sau khi đánh được cá, mọi người mang về nổi lửa để chế biến. Chính vì vậy, những ngày này, bếp nhà nào cũng đỏ lửa, khắp bản làng đâu đâu cũng dậy mùi cá nướng thơm đượm mùi hạt dổi, mùi cá nấu măng chua. Tiếng cười nói, chúc nhau nhiều may mắn, mùa màng bội thu là động lực cho mọi người hăng say lao động.

Với mong muốn dòng suối Cái mát lành là nơi sinh sôi phát triển của nhiều loài cá, những năm gần đây, tại lễ hội, đại diện lãnh đạo huyện Tân Lạc, xã Lỗ Sơn cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương làm lễ thả cá giống xuống suối. Đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Lễ hội đánh cá suối tháng 3 xã Lỗ Sơn được tổ chức hàng năm là dịp để người dân bày tỏ sự tôn kính các vị thần linh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Mường. Đồng thời là dịp để người dân vui chơi, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Ngoài ra, đây còn là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng tới người dân việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; cấm các hình thức đánh bắt cá có tính chất hủy diệt môi sinh như nổ mìn, sung điện… Lễ hội đánh bắt cá suối tháng 3 có quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia.


                                                                          Thu Thủy


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục