Đội văn nghệ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) duy trì các điệu múa truyền thống của dân tộc Dao.

Đội văn nghệ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) duy trì các điệu múa truyền thống của dân tộc Dao.

(HBĐT) - Đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn xã Toàn Sơn có 46% dân số là dân tộc Dao. Từ xa xưa, dân tộc Dao có nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống.

 

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời gian. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, việc bảo tồn những giá trị văn hoá các dân tộc nói chung, dân tộc Dao nói riêng trên địa bàn xã được quan tâm và ngày càng thể hiện rõ hơn, góp phần tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Tự hào giới thiệu về những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, đồng chí Bàn Văn Xuân, Trưởng ban văn hoá xã Toàn Sơn cho biết: Việc lưu truyền những giá trị văn hoá độc đáo của người Dao đã trở thành nếp sống của mỗi gia đình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một dòng chảy không ngừng, xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Trong đó, nổi bật là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tiếng nói và chữ viết. Trong chữ viết, ngoài việc học chữ phổ thông, xã chú trọng học chữ nôm Dao. Để truyền dạy chữ viết người Dao cho thế hệ mai sau, năm 2012, xã đã mở 1 lớp truyền dạy chữ Dao cho hơn 40 học viên. Các học viên già có, trẻ có được các ông Hoàng Hạnh ở xóm Phủ và Triệu Văn Hội ở xóm Cha truyền dạy. Anh Lý Xuân Tý, cán bộ văn phòng xã Toàn Sơn cho rằng, là người Dao nhưng khi được tham gia lớp học, anh và nhiều người trong xã mới biết đọc, biết viết chữ của dân tộc mình. Theo anh Tý, học chữ Dao không  dễ, phải là người thực sự ham học hỏi, điều cốt lõi phải có lòng tự hào và yêu chữ viết của dân tộc mình mới có thể đọc thông, viết thạo được.

 

Gắn liền với học chữ, học nghĩa, tiếng nói của dân tộc, những bài thơ ca, tiếng hát thường dùng trong các lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ đặt tên... cũng được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay. Trong đó, phải kể đến lễ cấp sắc, đặt tên của dân tộc Dao. Theo phong tục của người Dao, con trai từ nhỏ đã được học những lời răn dạy, những bài giáo lý về đạo đức trong lễ cấp sắc, phải thực hiện 10 lời thề. Các lời thề tập trung vào những chuẩn mực của con người chân chính... Sau khi cấp sắc, đặt tên, người đàn ông mới thực sự được coi là trưởng thành và có địa vị trong dòng họ, gia đình và xã hội. Đặc biệt phải kể đến Tết nhảy của người Dao. Tết nhảy của người Dao xã Toàn Sơn diễn ra từ sáng 30 Tết đến ngày mùng 2 hoặc mùng 4 Tết tuỳ theo từng gia đình. Vào những ngày này, dân làng tập trung tại gia đình theo phiên để cùng nhau tiến hành Tết nhảy. Từ bao đời nay, Tết nhảy đã được duy trì thường xuyên trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

 

Bên cạnh đó là những nét đặc trưng của dân tộc như trang phục quần áo, mũ, khăn với các gam màu truyền thống đỏ, trắng, xanh và tục nhuộm vải đen cùng đường chỉ thêu tinh tế được người Dao xã Toàn Sơn lưu giữ cho đến ngày nay.

 

 

                                                                                                H.L

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục