Cổng chào vào khu Quảng trường Hùng Vương của tỉnh Bạc Liêu- nơi sẽ diễn ra các hoạt động Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất

Cổng chào vào khu Quảng trường Hùng Vương của tỉnh Bạc Liêu- nơi sẽ diễn ra các hoạt động Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất

Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - sự kiện văn hóa lớn nhất tỉnh Bạc Liêu kể từ trước đến nay – sắp chính thức khai mạc.

 

Những ngày này TP trẻ Bạc Liêu như “khoác trên mình chiếc áo mới” rực rỡ. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy, xanh- sạch- đẹp hơn bao giờ hết. Mỗi người dân Bạc Liêu đang hồ hởi, náo nức đón chờ giờ phút khai mạc chính thức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất…

Tỉnh vừa khánh thành nhiều công trình văn hóa trọng điểm của địa phương. Nổi bật nhất là công trình Quảng trường Hùng Vương nằm tại trung tâm TP Bạc Liêu, khu vực chính sẽ diễn ra lễ khai mạc và các hoạt động chính của Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất, tổ chức từ ngày 24 đến 29-4.

Công trình Quảng trường Hùng Vương có diện tích hơn 85 nghìn m2, diện tích lát đá rộng hơn 40 nghìn m2, tổng mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng. Theo đánh giá của nhiều cán bộ và người dân, đây là quảng trường được xây dựng có quy mô và đẹp nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tính đến thời điểm hiện nay.

Đặc biệt, tại khu vực quảng trường này, tỉnh Bạc Liêu vừa xây dựng, hoàn thành nhiều công trình văn hóa đặc sắc như: Trung tâm văn hóa Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (ba nón lá), Cây đờn kìm cách điệu. Đây là hai công trình vừa mang ý nghĩa, vừa hoàng tráng, được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (VietKings) quyết định công nhận công trình “Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu" và “Cây đờn kìm cách điệu lớn nhất, biểu tượng văn hóa tỉnh Bạc Liêu” đạt danh hiệu kỷ lục Việt Nam.

Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu Võ Văn Dũng khẳng định: Việc tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất của Bạc Liêu kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng và hoàn tất Quảng trường Hùng Vương hoành tráng cùng quần thể các công trình văn hóa, nghệ thuật kèm theo như Nhà hát Ba Nón Lá, Tượng đài Cây Đờn Kìm - nhạc cụ đặc trưng cho đờn ca tài tử Nam Bộ mà Bạc Liêu là cái nôi nổi tiếng; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; Tượng đài các liệt sĩ Mậu thân; Đài lưu niệm kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình và công trình cải tạo Trung tâm văn hóa tỉnh…

Festival Đờn ca tài tử có rất nhiều hoạt động thiết thực, như: Giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của soạn giả Yên Lang, soạn giả Trọng Nguyễn, Liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ, Không gian đờn ca tài tử Nam bộ, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam bộ, Chung kết giải thưởng Trần Hữu Trang, Lễ hội ẩm thực Nam Bộ, Hội chợ thương mại du lịch, Triển lãm nhạc cụ dân tộc, Triển lãm tranh- ảnh nghệ thuật, chấm các cuộc thi văn hóa nghệ thuật, hội thả diều, Carnaval xe cổ “Hành trình kết nối di sản văn hóa”...

Ở Bạc Liêu những ngày này, không chỉ cán bộ mà chúng tôi ghi nhận mọi người đều quan tâm góp phần vào việc tổ chức thành công sự kiện Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất. Ông Tô Huy Phong, Chủ tịch Hội đồng Công ty Du lịch Cẩm Quyên, chủ đầu tư dự án Khu du lịch Công tử Bạc Liêu cho biết: Trong thời gian qua Công ty đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Khu du lịch, khu khách sạn với hệ thống phòng nghỉ cao cấp. Trong đó, có gần 20 phòng nghỉ cao cấp, sang trọng nhằm phục vụ khách cấp cao của Trung ương. Ngoài ra, Khu du lịch Công tử Bạc Liêu còn đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo, nâng cấp khu du lịch, khu ẩm thực, các gian hàng truyền thống…nhằm phục vụ tốt du khách mọi miền của đất nước đến Bạc Liêu nhân sự kiện Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất- Bạc Liêu 2014.

Ông Nguyễn Chí Luận, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch sinh thái Hồ Nam - Bạc Liêu nói: Những công trình xã hội hóa sẽ phục vụ sáu hoạt động festival đờn ca tài tử như: không gian đờn ca tài tử, hội chợ thương mại - du lịch, Lễ hội ẩm thực Nam bộ, họp mặt doanh nhân... Đặc biệt, tại khu vực quanh Hồ Nam còn xây dựng 21 chiếc nón lá nghiêng nghiêng, ẩn dưới hàng cây xanh, tựa lưng bờ hồ, hướng ra đường thoáng đãng tạo thành Không gian đờn ca tài tử cho 21 tỉnh, thành Nam Bộ thi triển tinh thần và tài nghệ loại hình ca nhạc dân gian vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…

Bí thư Tỉnh Đoàn Bạc Liêu Trương Hồng Trang cho biết: Tuổi trẻ Bạc Liêu lập đội hình tình nguyện viên phục vụ Festival Đờn ca tài tử quốc gia, với hơn 300 ĐVTN năng động, nhiệt tình.

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất – Bạc Liêu 2014 chia sẻ: “Festival này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tinh thần giao lưu, liên kết với các tỉnh trong vùng và với cả nước. Các nghệ sĩ từ các tỉnh thành sẽ làm chung các tiết mục trong lễ khai mạc và bế mạc và họ sẽ đóng góp tài nghệ riêng để cùng tạo dựng một không gian đờn ca tài tử, tái hiện lại được quá trình hình thành, phát triển cũng như tinh thần của loại hình di sản văn hóa nhân loại đặc biệt này. Có thể nói, Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất, tỉnh Bạc Liêu chọn chủ đề “Tình người, tình đất Phương Nam” đã nói lên phần nào niềm vinh dự và trọng trách của Bạc Liêu với Đờn ca tài tử Nam bộ…

Bạc Liêu đã và đang sẵn sàng chờ đợi giờ phút chính thức khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất- Bạc Liêu 2014 đang đến rất gần...

 

                                                                      Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục