(HBĐT) - Ngày 31/10, UBND tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với 89 ông Mo đại diện cho gần 300 ông Mo còn hành nghề trên địa bàn tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với các giá trị văn hóa nói chung và công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Mo Mường nói riêng. Tại buổi gặp mặt, đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa và các ông Mo khẳng định thêm giá trị của Mo Mường. Phóng viên Báo Hòa Bình xin trích nội dung chính một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

 

Mo là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của cộng đồng dân tộc Mường

 

                

                                         Bùi Ngọc Lâm

                           (TUV, Giám đốc Sở VH -TT&DL)

 

Trong những năm của thế kỷ XX đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Mo Mường và đám tang của người Mường. Di sản Mo Mường bắt đầu được tỉnh tổ chức sưu tầm từ năm 2002. Đến năm 2010, Sở VH -TT&DL tổ chức dịch thuật và biên tập in sách, đĩa CD với tổng kinh phí đầu tư 700 triệu đồng. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ VH -TT&DL, UBND tỉnh đã đầu tư cho Sở VH -TT&DL thực hiện chương trình tổng thể kiểm kê toàn bộ các di sản văn hoá phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh. Sở VH -TT&DL cũng thực hiện Đề tài khoa học Kiểm kê Mo dân tộc Mường Hoà Bình. Kết quả tại thời điểm báo cáo năm 2012, toàn tỉnh có 284 nghệ nhân Mo dân tộc Mường còn hành nghề. Trong sản phẩm kiểm kê tổ chức quay phim tư liệu được 4 phần diễn xướng Mo của 4 đám tang thật tại 4 vùng Mường: Bi - Vang - Thàng - Động của tỉnh... Qua đó khẳng định Mo Mường có giá trị về lịch sử, nghệ thuật được đúc kết hàng nghìn năm là một di sản phi vật thể quý giá của cộng đồng dân tộc Mường nói riêng và của cộng động các dân tộc Việt Nam nói chung.

 

 

Mo Mường là cuốn “Bách khoa thư dân gian” về người Mường cần được nghiên cứu, hiểu biết thấu đáo

 

         

                                         Bùi Huy Vọng (Lạc Sơn)

                                 Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian

 

Việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu Mo Mường với sự hiện diện là một di văn hóa được các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước nghiên cứu, là một đối tượng khoa học đã khẳng định được giá trị to lớn của Mo. Mo Mường là tên gọi của một loại hình nghề nghiệp, một loại hình di sản diễn xướng văn hóa dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ của người Mường. Trong nghi lễ diễn xướng và lời mo chứa đựng những giá trị tinh thần, di sản văn hóa trong đó phản ánh rõ thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường về nhận thức thế giới rất cần được trân trọng, bảo tồn, lưu giữ cho đời sau. Đã có nhiều nhà nghiên cứu ví: Mo Mường là cuốn “Bách khoa thư dân gian” về người Mường cần được hiểu biết thấu đáo, đầy đủ và chính đó là tài sản quý giá của dân tộc Mường sáng tạo nên đáng được tôn vinh.

 

 

Mong muốn Mo Mường sẽ được ghi nhận và tôn vinh thành di sản cấp quốc gia

 

      

                                        Bùi Văn Lựng

                           Nghệ nhân xã Phong phú (Tân Lạc)

 

Là những người làm Mo được may mắn thừa hưởng các giá trị của cha ông để lại, chúng tôi cũng mang trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị của Mo Mường. Những người làm Mo phải thuộc và thực hành toàn bộ những áng Mo, phong tục, tập quán liên quan đến lễ nghi và phép tắc ứng xử... Chúng tôi rất biết ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Mo Mường và mong muốn các giá trị của Mo Mường được đánh giá sâu hơn, toàn diện hơn. Mo Mường sẽ được ghi nhận và tôn vinh trở thành di sản văn hóa cấp quốc gia hay ở tầm cao hơn thế. Mong các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lý xem xét đưa các giá trị của Mo Mường vào phổ biến hơn trong cuộc sống để Mo Mường ngày càng tỏa sáng, phát huy các giá trị tốt đẹp, phục vụ đời sống văn minh, giàu đẹp và đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

Người Mường sống chuẩn mực theo những áng Mo cha ông truyền lại

 

     

                                                  Bùi Văn Nhân

                                Nghệ nhân xã Tây Phong (Cao Phong)

 

Mo Mường có từ bao đời nay, bà con dân Mường yêu quý Mo Mường. Vì thế những người làm nghề mo cũng luôn phấn đấu sống chuẩn mực để được bà con tin yêu, quý trọng. Đối với người Mường, mo được coi là nghề làm phúc. Trải qua 26 năm làm nghề, tôi nhận thấy nghề mo đã đem lại một đời sống tinh thần cao quý. Những người làm mo và cả gia đình, anh em thân thuộc sống ở bản làng, ngoài việc tôn trọng pháp luật thì  Mo Mường như một triết lý để mọi người cùng soi vào để sống sao cho tốt đẹp, tránh thói lười nhác, ghen ghét đố kỵ, tuyệt đối không cờ bạc, trai gái, trộm cắp, người với người sống với nhau khiêm nhường, con cái với cha mẹ phải làm tròn đạo hiếu, anh chị em phải thương yêu, nhường nhịn nhau. Người làm mo đã truyền những nội dung đó đến với đời thông qua các nghi lễ.

 

 

Ghi nhận chính thống của ngành quản lý về đóng góp của thầy Mo, nghề Mo

       

                                                Bùi Văn Minh

                              Nghệ nhân xã Văn Sơn (Lạc Sơn)

 

Tôi thấy việc tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh và các nghệ nhân Mo dân tộc Mường là một cố gắng lớn trải qua bao định kiến, thăng trầm của lịch sử đối với một hoạt động tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời trong đời sống của người Mường. Tự các ông Mo khác nổ, khác chiếu ngồi lại với nhau xưa nay đã khó, nay các thầy mo tiêu biểu trong toàn tỉnh gặp mặt thật là thành công lớn. Cuộc gặp cũng ghi nhận chính thống của ngành quản lý về đóng góp của thầy Mo, nghề Mo trong việc lưu giữ, truyền dạy và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng, nói rộng hơn là văn hóa Mường. Thời gian tới, mong chính quyền các cấp, ngành chủ quản quan tâm hơn nữa đến những người làm nghề Mo, tạo điều kiện để duy trì và bảo tồn di sản phi vật thể quý báu của người Mường cho mai sau.

 

 

Mo Mường có sức sống trường tồn với dân tộc

 

    

                                            Bùi Văn Rậu

                              Nghệ nhân xã Cuối Hạ (Kim Bôi)

 

Ở mỗi vùng Mường có những đặc trưng riêng, đối với Mo Mường ở huyện Kim Bôi, các thế hệ nghệ nhân đã sáng tạo ra những bản mo phù hợp với cảnh sắc, địa lý, văn hóa vùng Mường Động. Người làm nghề mo có đời đời sống bình dị trong cộng đồng. Là người có tư cách đạo đức, phong tục tập quán, hiểu biết ngọn nguồn văn hóa dân tộc nên được bà con tin yêu, quý mến. Trong tang ma có mo dặn con cháu lần cuối cùng trước khi vĩnh biệt về thế giới bên kia. Dặn con cháu ở lại ngày sau chăm chỉ làm ăn, phải thương yêu và tôn trọng cộng đồng... Đây là những nội dung giá trị căn bản cốt lõi làm Mo Mường có sức sống trường tồn với dân tộc. Qua bao đời không có chữ chỉ truyền miệng mà Mo Mường vẫn có sức sống mãnh liệt, lưu truyền lại. Mỗi khi mo được cất lời bà con đều chăm chú lắng nghe để những ngày tiếp theo họ như điều chỉnh lối sống, ứng xử tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

 

 

 

 

                                                                      Hương Lan (TH)

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục