Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình thăm nhà trưng bày ATK Định Hóa, Thái Nguyên.

Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình thăm nhà trưng bày ATK Định Hóa, Thái Nguyên.

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng tư lịch sử, đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình có chuyến về nguồn, đến di tích quốc gia đặc biệt - ATK Định Hoá (Thái Nguyên). Dẫu đã biết nhiều về địa danh này trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng có đi đến tận nơi mới thấm hết được giá trị lịch sử vốn có.

 

Đoàn dành một buổi sáng để thăm quan các danh lam thắng cảnh và địa danh lịch sử. Trước khi lên đường, nhà báo Vũ Hoà,  Phó Tổng biên tập Báo Thái Nguyên liệt kê cả loạt những điểm đến rồi chốt lại : Lên Thái Nguyên  vào dịp này, thăm di tích quốc gia đặc biệt - an toàn khu Định Hoá là hợp lý nhất. Bởi lẽ, những ngày này vẫn đang trong khuôn khổ Tuần lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam 21/4/ 1950  mà nơi diễn ra sự kiện này là 1 điểm trong quần thể di tích của ATK Định Hoá. Theo lời gợi ý đó, chúng tôi lên đường trong tâm thế háo hức. Đón khách, đồng chí Nguyễn Văn Nương, Phó BQL Khu di tích ATK Định Hoá niềm nở: Mới mấy ngày trước, khu di tích chúng tôi đón đoàn cán bộ hội viên Hội Nhà báo hành hương về nguồn. Đây là hoạt động thường niên của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam bởi hành hương về nơi ra đời của tổ chức Hội là một cách để giáo dục các thế hệ nhà báo hôm nay nhớ về truyền thống, những người đi trước đã đặt nền móng cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam sau này.

 

Dẫn chúng tôi bước qua 194 bậc cầu thang đến nơi dâng hương, đồng chí Phó trưởng BQL di tích giới thiệu: Năm 2012, di tích ATK Định Hóa - Thái Nguyên được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây đã vinh dự đón nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm. Trong khu di tích có nhiều loại cây do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng lưu niệm. Trong đó có 18 cây chò chỉ, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng do UBND tỉnh Phú Thọ dâng tặng... Thăm quan di tích, đoàn được nghe hướng dẫn viên Ma Thị Hán giới thiệu: Nơi đoàn dừng chân là đèo De, núi Hồng, địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử được nhà thơ Tố Hữu viết: “Tin vui thắng trận trăm miền/ Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/ vui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng... Nơi đây là điểm giáp danh giữa xã Phú Đình, huyện Định Hoá - Thái Nguyên và xã Tân Trào, huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Theo lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đây “là nơi bản làng vắng vẻ, dù máy bay địch xăm soi nhưng chúng không ngờ là chùa rách bụt vàng” bởi dưới chân đèo De là “Phủ Chủ tịch” - nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn của Bác Hồ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã xây tặng tỉnh Thái Nguyên Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ chí Minh, khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Người. Từ khi khánh thành nhà trưng bày ATK Định Hóa  (tháng 5/1997) đến nay đã đón tiếp khoảng trên 9 triệu lượt khách. Riêng năm 2014, Khu di tích đón tiếp trên 3.000 đoàn khách du lịch tự do với trên 672.000 lượt khách.

 

Trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, được thăm lại chiến khu xưa, đứng trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ánh mắt của mỗi thành viên trong đoàn đều chất chứa những cảm xúc đẹp. Thắp nén hương thơm tưởng niệm vị Cha già của dân tộc, nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Hòa Bình xúc động: Hôm nay, tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De, thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đoàn chúng con xin dâng lễ, thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn với những công lao đóng góp to lớn của Người. Chúng con nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, cầu cho quốc thái, dân an, cho sự nghiệp báo chí ngày càng phát triển.

 

Rời khu di tích quốc gia đặc biệt - ATK Định Hóa trong làm mưa đầu hạ nhưng trong ánh mắt, nụ cười của những người làm báo Đảng ăm ắp những niềm vui.

 

 

 

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục