(HBĐT) - Về quê Bác, những ngày tháng 5 này rạo rực, náo nức bởi lẽ mọi người dân xứ Nghệ, Nam Đàn đến làng Sen đều đón chờ ngày sinh 125 năm của Bác, vị lãnh tụ kính yêu, người con thân yêu của mảnh đất truyền thống yêu nước, hiếu học.

 

Qua làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác, nơi cụ Hoàng Đường, một nhà nho, một thầy giáo yêu quý cậu học trò nghèo có tư chất thông minh đã nhận về nuôi dạy và tác thành gia thất. Nhân dân Hoàng Trù vẫn nhớ mãi lời cụ bà Hoàng Đường nói với con rể Nguyễn Sinh Sắc khi đậu phó bảng “làm quan thì phải thương dân”, đó là một lời dạy, lời dăn.

Vòng quanh đường làng sang làng Sen, nơi Bác đã sống và lớn lên trong vòng tay cha, anh chị và bạn bè. Chính những năm tháng cất tiếng chào đời ở Hoàng Trù quê ngoại rồi lớn lên quê nội làng Sen mà bao kỷ niệm vẫn trọn đầy trong lòng Bác.

Đảng bộ và nhân dân Nghệ An nhớ mãi, khắc sâu thư Bác gửi cho quê hương vào ngày 21/7/1969 - trong thư Bác động viên, nhắc nhở nhiều nhưng tập trung nổi bật là ba vấn đề then chốt: Thứ nhất tích cực thực hiện dân chủ, thứ hai khôi phục phát triển kinh tế, thứ ba chăm lo đời sống nhân dân. Lá thứ Bác gửi cho Đảng bộ nhân dân Nghệ An cách đây 46 năm, kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác - Đảng bộ, nhân dân Nghệ An lại xúc động tự hào và nguyện phấn đấu làm theo lời Bác dạy, lời Bác dặn trong thư. Lá thư cuối cùng trước lúc đi xa chỉ cách nhau 42   ngày. Thật là xúc động, tình cảm của Bác, một tình cảm thiêng liêng đối với quê hương.

Những ngày tháng 5 này về làng Sen, băng cờ, khẩu hiệu đỏ rực đường làng, ngõ xóm. Đường vào nhà Bác như rộng hơn, phong quang hơn mở lòng với khách thập phương, hành hương về làng Sen. Trên sân trường, đường vào trạm xá phượng vĩ đã ra hoa thắm đỏ bầu trời. Bầu trời làng Sen như cao hơn, xanh hơn đi dưới những hàng cây, nắng nóng như dịu lại du khách thấy mát lòng mà nhẹ bước đôi chân. Nhìn những cây phượng vĩ lại nhớ năm 1961, trong một chuyến ra Hà Nội công tác, đồng chí Nguyễn Sỹ Quế, Chủ tịch ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An cùng đoàn được gặp Bác Hồ ở nhà đồng chí Nguyễn Duy Trình, Bộ trưởng Ngoại giao quê ở Nghi Lộc, Nghệ An. Sau những lời thăm hỏi thân mật, nặng tình quê hương, ra về, Bác trao cho đồng chí Chủ tịch tỉnh Nguyễn Sỹ Quế một gói hạt phượng và dặn: “Các chú mang về, chia cho mỗi nơi một ít và nhớ là phải trồng cây nào sống cây ấy”. Chính vì vậy, ngày nay, về Kim Liên những hàng cây phượng xen với xà cừ xanh tốt, đó là gói hạt giống năm nào Bác cho.

Về làng Sen tháng 5, đầm sen xanh tốt, hoa sen nở, hương thơm làm bịn rịn lòng người phương xa. Nhớ lại câu ca:

“Nhất vui là cảnh quê mình

Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chuông kêu”.

Sau khi dự lễ 40 năm ngày giải phóng miền Nam, má Tư quê Bến Tre, quê hương đồng khởi, luôn chuyến đi, ra làng Sen thăm quê Bác mà bao năm mong ước. Đứng bên chiếc vòng gai, bên khung dệt vải, má xúc động, không nói được trào nước mắt và  chắp tay lạy trước bàn thờ đơn sơ của nhà Bác.

Ông Triệu Phì Sòn từ Mã Pí Lèng (Hà Giang) vừa kỷ niệm 50 năm con đường Hạnh Phúc, có đường xuôi về Hà Nội vào quê Bác để thắp nén hương nhớ thương Bác bởi quê Hà Giang mới có con đường Hạnh Phúc len giữa những núi đá trập trùng. Ông già người Dao xốc lại áo, chắp tay lạy ngôi nhà gianh mà lòng trào dâng niềm vinh hạnh. Đồng bào miền núi Nghệ An, các học sinh dân tộc Nghệ An qua các thế hệ vẫn mãi ghi nhớ, truyền cho nhau nghe ngày 9/12/ 1961, Bác đến thăm trường miền núi. Bác đi đến nhà ăn, nơi học, nơi nghỉ của các cháu, Bác thấy vui và động viên thầy, trò rồi Bác hỏi thầy Hiệu trưởng trường có bao nhiêu dân tộc. Thầy thưa với Bác trường có 9 dân tộc. Bác quay lại hỏi, sao lại ăn mặc Kinh cả? Bác tươi cười âu yếm gọi các cháu học sinh từng dân tộc đứng lên. Bác lại bảo: “Cháu nào mặc quần áo dân tộc thì ngồi chụp ảnh với Bác, các cháu ngồi vây quanh Bác như một bông hoa”.

Ngày hôm sau 10/12/1961, Bác về thăm Nông trường Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn. Bác đến, cán bộ, công nhân phấn khởi đón Bác hò vang: “Bác Hồ muôn năm”, Bác đi thăm lô cà phê, trại chăn nuôi và nói chuyện với cán bộ, công nhân, chuyên gia Liên Xô.

Trước khi ra về Bác nói: “Bác về thăm quê, lên thăm nông trưòng, bây giờ Bác phải về Hà Nội. Bác kính chào đồng bào”.

Lần đầu tiên sau 50 năm bôn ba tìm đường cứu nước, sáng ngày 14/6/1957, Bác về thăm quê làng Sen. Nhân dân làng Sen, nhân dân Nam Đàn và cả Nghệ An về làng Sen đón Bác. Bác về làng Sen với tình cảm của người con quê hương. Nhân dân làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An tự hào có một vị lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, là một người dân của  quê hương.

Buổi về thăm quê sau 50 năm, Bác nói với bà con dân làng:

- Tôi xa quê hương đã 50 năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi vì khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn đế quốc phong kiến đè đầu, cưỡi cổ. Bây giờ tôi về, đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do. Rồi Bác đọc câu thơ:

“Quê hương nghĩa trọng tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

Kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người, nhân dân ta càng biết ơn Người, càng đoàn kết ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác với một tấm lòng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Xin dâng lên Bác một mùa hoa

Cả nước anh em đẹp một nhà

Như khối hoa cương và cẩm thạch

Nghìn năm quanh Bác bản hòa ca”.

 

 

                                                                                 Văn Song

 

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục