Đông đảo nhân dân dự lễ đón bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh tại chùa Quất Lâm, xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

Đông đảo nhân dân dự lễ đón bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh tại chùa Quất Lâm, xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở VH -TT&DL, tỉnh ta có hệ thống di sản khá phong phú về loại hình, đặc biệt là văn hóa vật thể và phi vật thể. Thời gian qua, Sở VH -TT&DL đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm kê được 295 địa chỉ di tích, trong đó đã phân loại 125 di tích các loại đủ tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng. Đến nay đã có 41 di tích được Bộ VH -TT&DL xếp hạng cấp quốc gia, 27 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế.

 

Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH -TT&DL  bày tỏ: Đến nay, những di tích còn lại không nhiều, vì vậy cần được quản lý, bảo vệ và trùng tu, tôn tạo để phát huy giá trị. Ở tỉnh ta, trong số 41 di tích cấp quốc gia có 9 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến; 2 di tích lịch sử văn hóa; 12 di tích khảo cổ học và 18 di tích danh lam thắng cảnh. Trong 27 di tích cấp tỉnh có 21 di tích lịch sử - văn hóa; 5 di tích lịch sử cách mạng và 1 di tích danh lam thắng cảnh. Tất cả những di tích này đều có giá trị rất lớn về mặt văn hóa, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ có một số di tích tâm linh hoặc di tích đã thành lập được BQL mới có người trông coi, còn lại, các di tích khảo cổ học, lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng chưa có người trông coi, bảo vệ. Thực tế, thời gian qua đã xảy ra tình trạng một số hiện vật, tài sản, cảnh quan của di tích bị xâm hại nghiêm trọng - Khu di tích Mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) là một ví dụ.

 

Về công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích, nhìn về tổng thể vẫn được quan tâm thực hiện thường xuyên, nhưng do nguồn kinh phí eo hẹp nên còn nhiều khó khăn. Theo thống kê của Sở VH -TT&DL kể từ năm 1995 đến nay, tỉnh ta tiếp nhận khoảng 16 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ VH -TT&DL để tu bổ, tôn tạo 25 di tích cấp quốc gia trên địa bàn. Riêng về phía tỉnh, cho đến nay hầu như chưa có nguồn kinh phí dành cấp cho việc tu bổ, tôn tạo di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Vì nguồn kinh phí không đáp ứng  được nên các hạng mục tôn tạo mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ di tích là chính, chưa đủ để hoàn thành dự án tổng thể nhằm đưa di tích vào khai thác phục vụ lĩnh vực du lịch. Trước thực trạng này, những năm gần đây tỉnh đã huy động nguồn xã hội hóa  để bảo vệ, tôn tạo di tích. Kết quả, đã có 7 di tích trên địa bàn được phục hồi đó là: chùa Khánh, Quèn Ang, Đền thượng Bồng Lai (Cao Phong); đình Xàm (Yên Thủy); đình Niếng (Lạc Thủy); địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN tỉnh và đình Ngòi (TPHB). Con số cụ thể này cho thấy, công tác xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo di tích ở địa phương đã có nhưng hiệu quả đạt được (theo đánh giá của ngành VH -TT&DL)  chưa cao. Để khai thác những giá trị di tích này phục vụ du lịch đã gặp phải những vấn đề như: cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số di tích có đông khách thăm quan không đáp ứng yêu cầu. Một số di tích văn hóa tâm linh có lượng khách thăm quan đông và có nguồn thu lớn nhưng chủ yếu là do cá nhân quản lý (di tích Đền Thác Bờ). Mặt khác, công tác giáo dục, tuyên truyền, quảng bá về các giá trị di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế.

 

Xác định rõ những “điểm nghẽn” này, ngành VH -TT&DL đã xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về di tích và đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như: Hàng năm, tỉnh quan tâm dành một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Có chính sách thu hút công tác xã hội hóa trong việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích phục vụ du lịch. Đề nghị UBND tỉnh ra quyết định giao cho BQL di tích của tỉnh trực tiếp quản lý, khai thác các di tích và thắng cảnh trên vùng lòng hồ sông Đà; ra quyết định hỗ trợ kinh phí cho người trông coi, bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh. Đầu tư kinh phí để tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các địa chỉ di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

 

 

                                                                                Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục