Bài 2: Âm nhạc chiêng đường phố

 

Theo quyết định của UBND tỉnh, ngày 1/10/2011 Sở VH - TT&DL đã huy động 1.400 nghệ nhân ở các huyện và thành phố trong tỉnh. Đồng thời mời 200 nghệ nhân các tỉnh: Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Gia Lai và TP Hà Nội tham gia trình tấu và trình diễn âm nhạc chiêng đường phố trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh. Các đoàn nghệ nhân trình tấu, trình diễn chiêng; đi đầu là những xe chở các biểu tượng văn hóa dân tộc; xuất phát từ ngoại ô vào trung tâm thành phố tới trước Cung Văn hóa tỉnh, đoàn tách ra làm hai đội hình lớn. Khoảng 300 nghệ nhân tụ lại ở vòng trong vừa diễn tấu chiêng vừa nhảy múa với những chiếc cồng đại, có đường kính rộng 1,2 m, nặng 35kg, do đó không thể xách mà tấu được, phải treo lên giá đẩy đi suốt dọc đường phố. Vừa đi vừa tấu tiếng cồng vang lên chuẩn mực, trầm hùng. Tiếng cồng bắt nguồn từ âm nhạc lễ, âm nhạc tuồng của đoàn Hà Nội. Sôi nổi, cuốn hút như bốc lửa của tiếng chinh chiêng và nhịp nhảy múa của các nghệ nhân nam nữ Ba Na, Gia Lai, Tây Nguyên. Vòng đơn, vòng kép, múa quạt, xòe vòng của các cô gái Thái Mai Châu nhịp nhàng, thướt tha, xinh đẹp.

 

Vòng ngoài gồm 1.400 nghệ nhân là các cô gái Mường đã tạo nên những đội hình, hình tượng một vòng hoa, một trái tim và như một dòng sông đầy nước bạc trong xanh từ từ chảy dào dạt lòng người.

 

Các gia đình ở khu phố đều mở cửa đón tiếng chiêng. Hàng nghìn người xếp hàng, tụ tập ở hai ven đường reo vui, cổ vũ đoàn nghệ nhân diễn tấu chiêng đường phố.

Nhiều thanh niên, phóng viên, nhiếp ảnh, quay phim đã coi thường hiểm nguy trèo lên cành cây, mái nhà quan sát mong chớp kịp, ghi được những thần thái của các nghệ nhân, đội hình, hình tượng hoành tráng, mới mẻ của văn hóa chiêng đường phố mới diễn ra lần đầu tiên ở tỉnh ta.

 

Nhân dân huyện Cao Phong đang sở hữu gần 1.000 chiếc chiêng quý giá và có hàng nghìn nghệ nhân trình tấu thành thạo âm nhạc chiêng.

 

Cảnh quan môi trường giàu có, tươi đẹp. Núi non, hang động thâm trầm, đặc sắc in đậm dấu ấn lịch sử nghìn năm miền đất tình người. Núi Cột Cờ, hang động Hàm Rồng, truyện tình “Vườn hoa núi cối”… dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Nhân dân cần cù lao động sáng tạo, huyện Cao Phong đang trở thành một khu kinh tế mới “Mía đường, cam ngọt” có giá trị lớn. Nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại đã trở nên giàu sang. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao.

 

Với những tiềm lực kinh tế dồi dào, giá trị văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc và khát vọng vươn lên của con người, nếu huy động, tận dụng được sức mạnh của văn hóa chắp cánh vươn cao. Nghệ thuật, báo chí, truyền hình và lễ hội: “Trái chín ước mơ”, những biểu tượng “Mía tím, cam vàng” và âm nhạc đường phố góp sức tuyên truyền, quảng  bá rộng rãi. Chắc chắn những giá trị quý báu của truyền thống lịch sử dân tộc, văn hóa, cảnh quan môi trường, kinh tế “mía ngọt, cam đường” thơm ngon, ngọt mát, giàu dinh dưỡng sẽ phát triển nhanh, mạnh góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, trường tồn.

 

Chiêng/âm nhạc chiêng đường làng đã hình thành khoảng trên dưới 1.000 năm. Chiêng đường làng hình thành được bảo tồn - phát triển thêm hình thức chiêng đường phố là sự khởi nguồn khôn khéo, thông minh từ tâm lý, phong tục, tập quán của người dân tộc “Sống ở rừng, chết nhờ rừng”. Mở đường, dựng nhà; nhà dựng được tựa lưng vào thềm xanh mây núi, mặt nhìn ra đồng ruộng bát ngát tươi xanh, gió thổi rì rào, suối reo róc rách sáng lên hồn thơ, tiếng nhạc làng quê hồn người. Nhờ vậy, mà âm nhạc chiêng đường làng, đường phố thấm đượm, sâu sắc tính phổ biến, toàn dân. Trở thành một giá trị văn hóa giàu tính nhân bản, là linh hồn, sức sống trường tồn của con người và cộng đồng dân tộc. Ngày nay, âm nhạc chiêng đường làng, đường phố được hun đúc, tăng thêm sức mạnh tuyên truyền giáo dục tinh thần “Đoàn kết là sức mạnh” quảng bá văn hóa du lịch, phát triển kinh tế. Rất cần được quan tâm giữ gìn, phát huy, kế thừa, phát triển góp sức xây dựng văn hóa, con người phát triển toàn diện, xây dựng phát triển bền vững đất nước.

 

 

 

 

 

                                          NSƯT Bùi Chí Thanh

                    (Số 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục