Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) khảo sát công tác quản lý di tích tại chùa Quèn Ang (Cao Phong).

Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) khảo sát công tác quản lý di tích tại chùa Quèn Ang (Cao Phong).

(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, hiện trên địa bàn tỉnh ta còn 295 địa chỉ di tích. Trong đó 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Đây là loại hình văn hóa phi vật thể có giá trị hết sức lớn lao cần được gìn giữ, bảo vệ nhưng bấy lâu nay chưa được chăm lo đúng mức, xứng tầm.

 

Tâm huyết, trăn trở với công việc mình làm, hầu như tháng nào chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cũng có mặt ở cơ sở. Những chuyến đi đó nhằm mục đích khảo sát  để lập hồ sơ đề nghị trùng tu, bảo vệ di tích hoặc đề nghị xếp hạng di tích nhưng cũng không ít chuyến đi  (theo đường dây nóng từ cơ sở) đó là khi có di tích bị hư hại do thiên tai hoặc bị xâm hại. Chị tâm sự: Tiếc lắm! Nhưng lực bất tòng tâm, nếu không có người trực tiếp bảo vệ, tình trạng di tích bị xâm hại sẽ còn tăng theo cấp số nhân. Theo quy định, các di tích sau khi được xếp hạng về cơ bản đã được giao cho địa phương quản lý. Thực tế, một số điểm di tích ở tỉnh ta đã thành lập được Ban quản lý (chủ yếu là các đền, chùa), tuy nhiên đó chỉ là số ít , còn lại hầu hết các di tích ở tình trạng không ai bảo vệ, nhất là di tích khảo cổ. Thời gian qua, tỉnh ta đã đã có tình trạng: nhiều di tích bị xâm hại, một số di tích xuống cấp. Bên cạnh đó, việc triển khai tu bổ, tôn tạo di tích ở một số nơi không đúng quy trình, không theo hướng dẫn của cơ quan chức năng vì vậy, việc phục hồi di tích bị sai lệch, làm biến dạng của di tích. Tình trạng mất cắp cổ vật vẫn diễn biến phức tạp. Khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có niên đại hơn 400 năm từng là thánh địa bất khả xâm phạm của cư dân Mường Động nhưng sau này cả khuôn viên rộng gần 3 ha ấy đã bị đào bới để truy tìm cổ vật tùy táng.  Hiện khu mộ cổ chỉ còn lác đác vài chục cột đá (những tấm bia mộ). Những vụ mất cắp cổ vật, di vật gần đây ở dddền miếu Trung Báo (Cao Thắng - Lương Sơn), đền Đình Vai (xã Thanh Nông- Lạc Thủy) cũng thực sự là điều đáng quan tâm. Gần đây nhất là chuyện Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh (Cao Phong) bị xâm hại gây mất  phản cảm và  bức xúc trong dân.

 

Mất cắp cổ vật, di vật, di tích bị mối mọt, nấm mốc, xập xệ bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính mà ngành văn hóa đưa ra là do không có người trông coi, bảo vệ. Lo lắng cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa vật thể trên địa bàn, hơn 3 năm qua, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, giám đốc Sở VH-TT&DL đã tham mưu, trình UBND, HĐND tỉnh có cơ chế, chính sách  để thu hút, động viên  người bảo vệ, trông coi di tích.

 

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XV vừa qua đã thông qua Nghị quyết  Quy định mức hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp bảo vệ di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, mỗi di tích (được xếp hạng) trên địa bàn tỉnh sẽ có 1 người trực tiếp bảo vệ . Theo thống kê của ngành văn hóa tỉnh,  trong số 68 di tích đã được xếp hạng (cấp tỉnh, cấp quốc gia) trên địa bàn có 38 di tích thuộc loại đình, đền miếu, quần thể hang động như: Nhà máy in tiền, quần thể hang động di tích chùa Tiên (Lạc Thủy); quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong; dddộng, đền thác Bờđã giao cho BQL di tích huyện và cơ sở tự quản lý, trả thù lao cho người bảo vệ bằng nguồn công đức, bán vé cho khách đến tham quan, còn lại 30 di tích khác không có nguồn thu, tới đây sẽ có người trông coi, bảo vệ.

 

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn gặp khó khăn, quyết định hỗ trợ kinh phí cho một hoạt động dù là hết sức khiêm tốn cũng không hề đơn giản. Quyết định  hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp bảo vệ di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh cũng vậy, tuy nhiên đã được sự ủng hộ của đại diện các cấp, ngành hữu quan và đông đảo nhân dân với chung một niềm hy vọng: di sản văn hóa sẽ mãi mãi trường tồn.   

                                                                                

                                                                                Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục