Đền Bờ mùa lễ hội.

Đền Bờ mùa lễ hội.

(HBĐT) - Xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành du lịch. Huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả các tuyến, điểm du lịch, đặc biệt là Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch Quốc gia Mai Châu và một số nơi có tiềm năng. Tăng cường sự liên kết với các đơn vị du lịch để hình thành các tour, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm để dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đó là những nội dung cụ thể được nêu rõ trong phần mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2015-2020 ( Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI) và là cơ sở để nhận định: Du lịch tỉnh ta đang trên đà cất cánh!

 

Tỉnh ta nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km và nằm trong vùng quy hoạch vùng Thủ đô, là một trung tâm du lịch quan trọng nhất của cả nước. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có khu, điểm du lịch được đăng ký đầu tư và từng bước đi vào hoạt động. Trong đó, có một số khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách như: Khu du lịch Chùa Tiên (Lạc Thủy); khu du lịch hồ Hòa Bình; các điểm du lịch cộng đồng người Thái Mai Châu; Khu du lịch cộng đồng người Mường ở Cao Phong, Tân Lạc. Qua nhiều nỗ lực tìm tòi, định hướng, quy hoạch, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tuyến du lịch nội tỉnh được liên kết và kết nối với các tỉnh giáp ranh như: Tuyến TP Hòa Bình  - Tân Lạc - Mai Châu; TP Hòa Bình - Kim Bôi- Lạc Thủy; TP Hòa Bình  -  Cao Phong - Lạc Sơn - Yên Thủy; TP Hòa Bình  - Đà Bắc - Pu Canh (tuyến du lịch xanh) và tuyến đường thủy TP Hòa Bình - Cao Phong - Đà Bắc - Mai Châu (trên hồ Hòa Bình). Tuyến du lịch trekkiing (đi bộ) đã được hình thành và đưa vào khai thác gồm: tuyến Mai Châu - Bao La - Piềng Vế - Hang Kia - Pà Cò; tuyến Lạc Sơn - Ngọc Sơn - Tự Do - Tân Lạc - Mai Châu; tuyến Tân Lạc - Pù Bin - Noong Luông - Mai Châu; tuyến tại các điểm du lịch cộng đồng như bản Mỗ, xóm ải, bản Lác, bản Văn, bản Bước... Tuyến du lịch liên tỉnh đã được kết nối gồm: Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu; Hòa Bình - Ninh Bình; Hòa Bình - Quảng Ninh; Hòa Bình - Phú Thọ - Vĩnh Phúc;  tuyến du lịch đường thủy từ cảng Tuần Châu (Quảng Ninh) lên Hòa Bình.

Để phục vụ cho phát triển du lịch, tháng 8/2007, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 về “Phát triển du lịch Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015”. Tiếp đó, tháng 11/2012, Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 63 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Năm 2009, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cụ thể hóa các quy định của Luật Du lịch, xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Theo đó, đã có nhiều chương trình, kế hoạch được xây dựng và đưa vào triển khai, thực hiện như: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh Hòa Bình; Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Hiện, BCĐ Du lịch tỉnh đang chỉ đạo xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình” và  “Quy hoạch cụ thể phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030”. Chỉ đạo các huyện, thành phố xây  dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 theo định hướng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

 

Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 374 cơ sở lưu trú với 3.291 phòng, trong đó có 34 khách sạn, 235 nhà nghỉ, 105 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn. Trong những năm qua, lượng khách thăm quan, du lịch đến Hòa Bình duy trì mức tăng trưởng bình quân khá cao (20%). Năm 2005, Hòa Bình đón 305.576 lượt khách; năm 2010, đón 1.105.000 lượt khách và năm 2015, lượng khách du lịch đến với Hòa Bình đã đạt 2.568.443 lượt khách. Khai thác, tận dụng những tiềm năng sẵn có, kết hợp với xúc tiến đầu tư, xã hội hóa phát triển du lịch... - du lịch Hòa Bình đã hẹn “mùa quả ngọt”.

 

                                                                                       

 

 

                                                                          Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục