(HBĐT) - Làng hoa Sa Đéc còn có tên là làng hoa Tân Quy Đông theo cách gọi của người dân địa phương. Trải dài theo thăng trầm lịch sử, bằng tinh thần vượt khó cùng sự sáng tạo, nhiều thế hệ truyền nhân đã đưa hình ảnh của làng hoa Sa Đéc vươn xa, ngày càng được nhiều du khách và bạn bè quốc tế biết đến.

 

Nép mình bên dòng Sa Giang hiền hoà, trồng hoa kiểng đã trở thành nghề truyền thống của người dân Sa Đéc. Đến nay, gần 2.000 hộ dân vẫn theo nghề với trên 400 ha. Hoa Sa Đéc có trên 2.500 chủng loại với hơn 1.000 loài hoa khác nhau, được xem là lợi thế riêng của thành phố hoa Sa Đéc. Nhờ lưu giữ nghề truyền thống qua nhiều thế hệ các nghệ nhân trồng hoa ở Sa Đéc làm giàu cho mảnh đất quê hương và đã trở thành những người giàu sức sáng tạo.  

Những năm trở lại đây, vào mùa xuân các tỉnh thành trong cả nước thường tổ chức lễ hội hoa xuân ở địa phương. Với tiềm năng và lợi thế của mình, các nghệ nhân trồng hoa ở Sa Đéc đã chủ động từ trồng hoa kiểng mở rộng sang thiết kế các công trình hoa xuân phục vụ các ngày lễ tết. Như hoa Sa Đéc tham gia trưng bày hoa nghệ thuật trong lễ hội đường hoa xuân Nguyễn Huệ - TP. Hồ Chí Minh, Festival hoa Đà Lạt hay lễ hội hoa xuân của địa phương với kỷ lục giỏ hoa lớn nhất Việt Nam.  

Điều đặc biệt ở Sa Đéc không giống với hình ảnh thường thấy của những chậu hoa đắp luống thẳng hàng, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh sông nước độc đáo miền Tây trên những cánh đồng hoa Sa Đéc. Hoa ở đây được trồng trên giàn cao, phía dưới là nước từ rạch chảy vào. Người làng Tân Quy Đông phải chèo xuồng đi chăm sóc và thu hoạch hoa. Có lẽ, du khách không tìm thấy ở đâu ngoài làng hoa Sa Đéc những hình ảnh độc đáo và thú vị. Bất kỳ mùa nào trong năm, du khách cũng sẽ được đắm mình trong thế giới của muôn hoa khoe sắc. Các loài cây, hoa đẹp từ khắp nơi như tùng Nhật, vạn thọ Pháp, hay các giống hoa xứ lạnh như cát tường, hoa ly… và hơn 50 loài hoa hồng cũng hội tụ về đây khiến bức tranh hoa Sa Đéc càng thêm quyến rũ.  

Những bước đi đầu tiên của Sa Đéc có rất nhiều thuận lợi khi hợp tác với Hà Lan xây dựng Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Khánh Đông, chịu trách nhiệm hỗ trợ đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật để truyền thụ lại cho người dân về việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa kiểng cũng như cung cấp nguồn giống chất lượng cao và hệ thống logistics phân phối, tiêu thụ hoa kiểng và hướng đến xuất khẩu hoa kiểng trong tương lai.  

Có được thành công bước đầu, Sa Đéc đẩy mạnh kêu gọi sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Hà Lan nhằm cung cấp và trao đổi kiến thức kỹ thuật ươm trồng, bảo quản và vận chuyển hoa kiểng theo mô hình nước bạn nhằm mục đích nâng cao giá trị hoa kiểng trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, tiếp cận với cách thức tổ chức thị trường đấu giá cho hoa kiểng, đồng thời xây dựng vườn hoa của thành phố theo mô hình vườn hoa Keukenhof của Hà Lan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đến từ Pháp cũng đặt vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu hoa để chiết xuất hương làm nước hoa. Hướng đi này sẽ góp phần nâng tầm giá trị của hoa kiểng Sa Đéc.  

Hoa kiểng Sa Đéc không chỉ mang lại nguồn kinh tế cao cho địa phương mà còn là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Hoa kiểng truyền thống ở Sa Đéc, một thứ hàng hóa đặc thù không chỉ hiệu quả về kinh tế mà bao hàm cả giá trị, văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường sinh thái và làng hoa Sa Đéc đã được lập dự án xây dựng, không xa sẽ trở thành một điểm du lịch lý thú mang sắc thái độc đáo riêng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

                                            Theo Tapchiquehuong

 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục