(HBĐT) - Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách, báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần. Thế nhưng có thời gian khá dài BĐVHX huyện Lạc Thủy không thể làm tròn "sứ mệnh” của mình vì các điểm bưu điện luôn trong tình trạng vắng vẻ. Xốc lại hoạt động của BĐVHX là điều cần thiết. Bưu điện huyện Lạc Thủy đã vào cuộc một cách tích cực và sớm gặt hái thành công.

Quá tải đền Thác Bờ

(HBĐT) - Tiếng "thiêng” đồn xa, cùng với phong cảnh non nước hữu tình, sản vật núi rừng phong phú, quần thể di tích đền Thác Bờ (xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc) đã trở thành điểm đến du xuân của du khách thập phương. Khai hội từ ngày mồng 4 Tết nhưng đến nay, lượng khách đổ về đền Thác Bờ chưa có dấu hiệu sụt giảm, thậm chí còn tăng vọt vào những ngày cuối tuần. Song thực tế là cơ sở hạ tầng và công tác quản lý chưa được như mong đợi của đông đảo du khách.

Du xuân quần thể di tích chùa Tiên

(HBĐT) - "Mùng 4 Tết đợi bọn tớ lên rồi đi hội chùa Tiên nhé. Đầu năm mà người Hòa Bình không đến quần thể di tích chùa Tiên với cảnh quan kỳ vĩ, nhiều hang động đẹp và đến với tín ngưỡng tâm linh của người Việt để tìm hiểu về phong tục thờ Mẫu thì còn đi đâu nữa...”. Lời hẹn của nhóm bạn học ở Hà Nội từ trước Tết khiến tôi cũng mong ngóng cho chuyến xuất hành về huyện Lạc Thủy.

Để ngôn ngữ Mường không “rơi rụng”

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của tỉnh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, tháng 9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2295 về việc "Phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Tiếp đó, tháng 10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118 về việc "Triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Có nhiều luồng ý kiến xung quanh việc khôi phục chữ Mường, nhưng điều đáng mừng là "sức nặng” nghiêng về phía người ủng hộ.

Vàng mã biến tướng, Nhà nước cần vào cuộc

Đại đức Thích Không Nhiên cho rằng, sự biến tướng của vàng mã là vấn nạn xã hội chứ không chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra tại các cơ sở thờ tự hay các chùa.

Khám phá vùng Mường cổ xóm Ải

(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình khoảng 33 km, Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km và từ QL 6 rẽ vào chừng 300 m là du khách đã đến với xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đây là làng Mường cổ còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Mường.

Ngày thơ 2018: “Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều”

(HBĐT) - Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam vừa tổ chức ngày thơ 2018 với chủ đề "Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” với sự tham gia của GS Phong Lê và nhà thơ Vương Trọng.

Huyện Tân Lạc rộn ràng tiếng hát mừng xuân

(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi chào đón xuân Mậu Tuất 2018, tại các xã, thị trấn huyện Tân Lạc đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới.

Tản mạn về ngôi nhà sàn bê tông của người Mường

(HBĐT) - Mỗi dịp Tết đến, xuân sang lòng người bâng khuâng trong giao thời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngồi trên ngôi nhà sàn mới xây còn thơm mùi mới, bên chén trà xuân, ngắm nhìn cành đào bung hoa khoe sắc hồng, lòng xốn xang nghĩ về sự hình thành và phát triển của xu thế xây dựng nhà sàn bê tông của người Mường với những dự cảm tốt đẹp về tương lai.

Công viên di sản các nhà khoa học - đưa trí tuệ khoa học đến với nhân dân

(HBĐT) - Cuối năm 2017, chúng tôi có cơ hội tham dự triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật” được Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (gọi tắt là Heritist) tổ chức. Thông qua triển lãm, du khách có thêm cái nhìn rõ nét về sự hình thành của công viên. Nơi đây không chỉ được xây dựng cảnh quan đẹp mà điều quan trọng hơn là việc lưu giữ kỷ vật của các nhà khoa học trong tổng số hơn 1.200 nhà khoa học hàng đầu Việt Nam - là nơi trân trọng lưu giữ trí tuệ Việt.

Phát triển chữ Mường để hội nhập văn hóa thế giới

(HBĐT) - Chữ viết là công cụ lưu giữ, truyền tải văn hóa, tri thức của dân tộc từ đời này sang đời khác. Ngôn ngữ chính là linh hồn và bản sắc của dân tộc. Chữ viết có nhiệm vụ ghi lại linh hồn và bản sắc đó. Bộ chữ Mường ra đời đã khẳng định vị thế, vai trò của dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng, cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, góp phần tích cực trong công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mường.

Lễ hội chùa Hang huyện Yên Thủy xuân Mậu Tuất

(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 – 2/3 (tức ngày 14, 15 tháng Giêng năm Mậu Tuất), tại chùa Hang, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, UBND xã Yên Trị đã tổ chức lễ hội truyền thống Chùa Hang – Hang Chùa.

Chùa Tiên - điểm đến tâm linh dịp xuân về

(HBĐT) - Cứ mỗi độ xuân sang, hàng ngàn phật tử và du khách thập phương hành hương về lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy). Ngoài mong muốn tìm về cõi tâm linh cầu phúc, cầu an cho gia đình, chùa Tiên còn là điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống hang, động kỳ vĩ; điểm đến lý tưởng của những du khách ưa thích thám hiểm, khảo cổ, nghiên cứu dấu tích của người nguyên thủy.

Đắm say cùng điệu múa Sạp

(HBĐT) - Về thăm Hòa Bình vào những ngày xuân, ai nấy được hòa mình vào tiếng chiêng rộn rã của những lễ hội đầy bản sắc văn hóa, thưởng thức các món ăn dân tộc và nhâm nhi bên vò rượu cần trong ngôi nhà sàn. Không chỉ có vậy, nơi đây còn níu chân du khách bằng những điệu múa Sạp nồng say, khiến ai đã từng đắm chìm với nó hẳn sẽ không thể nào quên.

Tưng bừng Khai hội Đình Khênh

(HBĐT) - Ngày 1/3, huyện Lạc Sơn đã tổ chức khai hội Đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành; huyện Lạc Sơn cùng đông bảo bà con nhân dân trong và ngoài huyện.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI

(HBĐT) - Hội văn học nghệ thuật tỉnh vừa phối hợp với trường THPT dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2018 tại với chủ đề "Văn học nghệ thuật đồng hành cùng đất nước". Dự ngày thơ có đồng chí Nguyễn Văn Chương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo các hội viên và người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.

Du Xuân trên vùng đất cố đô Ninh Bình

Ninh Bình vốn nổi tiếng với các địa danh như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long. Tuy nhiên, vùng đất cố đô này còn có nhiều điểm đến khác, không kém phần hấp dẫn, thu hút du khách.

Huyện Lạc Thủy tăng cường công tác quản lý lễ hội

(HBĐT) - Mùng 4 Tết là ngày khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy). Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phật tử, du khách thập phương đến hành hương, lễ Phật cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, sức khỏe, cầu một năm mới an lành… Đặc biệt, trong ngày khai hội, phật tử cùng du khách thập phương tham gia vào các hoạt động mang đậm tính truyền thống, tâm linh, hướng thiện như dâng hương, hát cung văn nhằm ca ngợi con người tiền sử xa xưa, cầu mùa màng bội thu... Đông là vậy, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi không có tình trạng lộn xộn, chèo kéo, ép giá khách, các điểm đổi tiền lẻ… gây phản cảm, khó chịu cho phật tử và du khách.

“Những sứ giả thời gian” tái hiện nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - "Đây là một mảnh cuốc đá, được phát hiện tại bờ sông Chương thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc vào năm 1975... Đây là rìu tứ giác, khai quật tại di chỉ hang Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc năm 1973... Đây là rìu mài lưỡi, khai quật tại hang Chổ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn năm 1998... Những công cụ này có thể dùng chặt, đập ốc, nạo quả, xẻ thịt động vật hay đào xới đất, săn bắt động vật... hiệu quả hơn dùng sức tay gấp nhiều lần, cải thiện năng suất lao động rõ rệt”... Theo lời giới thiệu của chị Bùi Thị Thiện Tân - cán bộ Bảo tàng tỉnh, tôi say sưa ngắm nhìn từng hiện vật đá được trưng bày trong không gian sống động và ấm cúng. Có trên 300 hiện vật đá được trưng bày tại đây. Chúng đang trở thành "những sứ giả thời gian” tái hiện giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình.

Hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ hội Đền Trần Thái Bình

Tối 28/2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2018.

Huyện Lạc Thủy báo công dâng Bác và thăm quan trưng bày “Sưu tập tiền Việt Nam qua các thời kỳ”

(HBĐT) - Ban tổ chức lễ hội và du lịch huyện Lạc Thủy vừa tổ chức lễ báo công dâng Bác và thăm quan trưng bày "Sưu tập tiền Việt Nam qua các thời kỳ” tại khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng ở xã Cố Nghĩa.

Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn xuân Mậu Tuất

(HBĐT) - Sáng ngày 27/2, tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện Kỳ Sơn, UBND huyện đã tổ chức khai mạc Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn xuân Mậu Tuất. Tham dự ngày hội có 10 đoàn với hơn 300 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, câu lạc bộ Thơ – ca tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018.

Bình yên của vàng mã

Nhiều người bảo rằng, khi đốt vàng mã, họ thấy yên lòng. Tôi biết rằng, trong khi nhiều người thích tìm bình yên khi nhìn ngọn lửa đồ mã bập bùng thiêu cháy đi tiền triệu; thì cũng có những người, yên bình có được khi phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi còn sống, khi phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, làm chủ hiện tại; nhiều người tìm yên bình trong tâm, bằng sống hướng thiện, bằng cách sẻ chia sự yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn khác trong xã hội…