(HBĐT) - Sáng ngày 27/2, tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện Kỳ Sơn, UBND huyện đã tổ chức khai mạc Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn xuân Mậu Tuất. Tham dự ngày hội có 10 đoàn với hơn 300 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, câu lạc bộ Thơ – ca tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018.

Bình yên của vàng mã

Nhiều người bảo rằng, khi đốt vàng mã, họ thấy yên lòng. Tôi biết rằng, trong khi nhiều người thích tìm bình yên khi nhìn ngọn lửa đồ mã bập bùng thiêu cháy đi tiền triệu; thì cũng có những người, yên bình có được khi phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi còn sống, khi phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, làm chủ hiện tại; nhiều người tìm yên bình trong tâm, bằng sống hướng thiện, bằng cách sẻ chia sự yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn khác trong xã hội…

Vang mãi làn điệu dân ca đất mường

(HBĐT) - Được nhen lên từ những ngọn lửa nhiệt huyết mang khát vọng tiếp nối, gìn giữ để thế hệ mai sau biết đến nguồn cội, biết đến câu dân ca mà ông cha trao truyền lại, để hôm nay, đồng bào Mường đã và đang ngân lên những điệu xường, những câu hát thường rang… vang vọng đầy mê hoặc.

Khai mạc lễ hội Khai Hạ Mường Bi năm 2018

(HBĐT) - Ngày 23/2 tức mồng 8 tết âm lịch, UBND xã Phong Phú huyện Tân Lạc tổ chức lễ hội Khai Hạ Mường Bi năm 2018 tại xóm Lũy, xã Phong Phú huyện Tân Lạc. Đến dự có đại diện lãnh đạo Huyện Ủy, UBND huyện, các sở, ban ngành trong tỉnh, cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.

Đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si

(HBĐT) - Ngày 23/2 (tức ngày 8/1), huyện Lạc Sơn tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Cây Si, xã Liên Vũ. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài huyện.

Hàng vạn người đến tham dự lễ hội Mường Động

(HBĐT) - Sáng ngày 23/2 (tức ngày mồng 8 tháng Giêng), tại khu vực cánh đồng trung tâm xã Vĩnh Đồng, UBND xã Vĩnh Đồng(huyện KIm Bôi) đã tổ chức Lễ hội Mường Động xuân Mậu Tuất.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Mường

(HBĐT) - Không quá cầu kỳ với mâm cao, cỗ đầy, tiền bạc, quần áo, ngựa xe… nhưng thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc Mường khi Tết đến, xuân về. Cũng vì lẽ đó, tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai mờ đối với những người con của đất, của Mường.

Sắc xuân trong những tà áo đẹp

(HBĐT) - Xuân về trong những cánh hoa, đọt lá, trong tiết trời ẩm ướt, trong sự hối hả, tất bật của mỗi người hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc và một chi tiết không khó để nhận biết đó là xuân trong những bộ trang phục đẹp!

Mường Chiềng lưu giữ nghề dệt thổ cẩm

(HBĐT) - Những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nào ở Mường Chiềng cũng có từ 1-2 khung dệt. Từ những tấm thổ cẩm, người phụ nữ Tày đã khéo léo may thành vỏ chăn, vỏ gối… trang trọng và lịch sự. Bên cạnh nhu cầu sử dụng trong gia đình, sản phẩm dệt thổ cẩm còn được dùng làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, để trao đổi, mua bán theo phương thức vật đổi vật...

Tưng bừng Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng

(HBĐT) - Trong hai ngày 22-23/2 (tức mồng 7, mồng 8 Tết Mậu Tuất), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã diễn ra Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng năm 2018. Tham dự Lễ hội có lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Tết ấm áp, xuân trải dài trên những miền quê

(HBĐT) - Tiết trời khô ráo, ấm áp đã giúp mọi nhà ở các miền quê trong tỉnh thuận tiện đi chúc Tết, du xuân. Tết này nhiều niềm vui. Vui không chỉ vì sự tươi mới mà còn thấp thoáng những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là người người, nhà nhà xích lại gần nhau hơn.

Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018

(HBĐT) - Ngày 21/2 (tức mồng 6 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018. Đây là năm đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, trên cơ sở nâng cấp Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường xã Dũng Phong.

Ngày xuân - điểm hẹn của những “cây hát” Mường Bi

(HBĐT) - Xưa kia, trong mỗi bản làng của vùng Mường Bi rộng lớn đều có những "cây hát” (người hát hay, đối đáp thông minh) nổi tiếng. Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn, bà con không còn được chứng kiến các "cây hát” thức trắng đêm để hát đối. Những buổi đi chặt củi ở rừng hát say sưa đến quên lối về cũng chỉ còn là những ký ức thi thoảng lại chấp chới trong tâm khảm của những người con ở vùng mường Bi rộng lớn.

Khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy năm 2018

(HBĐT) - Sáng 19/2 (tức mùng 4 Tết Mậu Tuất), Ban Tổ chức các lễ hội huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ năm 2018. Tham dự lễ khai hội có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương, tăng ni phật tử gần xa cùng về tham dự.

Du xuân trên những miền du lịch hấp dẫn

(HBĐT) - Mùa xuân, đất trời như nở hoa, nơi nơi nắng ấm ngập tràn, chim chóc hót ca, cây lá căng tràn nhựa sống như thôi thúc bước chân du khách. Giữa tiết xuân ấm áp, khách du xuân thong dong thưởng ngoạn, thỏa thích tìm về những điểm đến thiên nhiên kỳ thú và đón nhận những tình cảm của người dân vùng Mường Hòa Bình hồn hậu và nồng nàn.

Giữ lại hương vị Tết xưa trong chiếc bánh chưng

(HBĐT) - "Thịt mừ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, ẩm thực ngày Tết giờ đây đã phong phú hơn với nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn không thể nào thiếu bánh chưng. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng làm cho ngày Tết thêm ấm cúng, đủ đầy và đoàn viên. Tuy nhiên, do sự bận rộn, do những thay đổi của cuộc sống nên giờ đây không phải nhà nào cũng có nồi bánh chưng trong dịp Tết.

Thú chơi hoa, cây cảnh ngày xuân

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, trong mỗi gia đình không thể thiếu sắc màu rực rỡ của hoa, cây cảnh. Thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đã trở thành nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sắc xuân rực rỡ, ý nghĩa của những bông hoa, nhành cây đem đến cho mỗi gia đình những gì tươi đẹp nhất của một năm mới.

Dấu ấn nền“Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam á. ở tỉnh ta, Văn hóa Hòa Bình phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng.

Đầu năm đi lễ chùa

(HBĐT) - Phong tục đi chùa, xin lộc xuân là nét đẹp văn hóa của người á Đông. Tại Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Ngày Xuân nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ

(HBĐT) - Như đã thành lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, Bác Hồ đều có thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ cả nước. Mỗi vần thơ của Bác như những lời khích lệ, động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, đất nước. Còn nhớ, bài thơ chúc Tết, mừng Xuân đầu tiên của Bác Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 được Bác viết sau một năm về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, giữa lúc chiến tranh thế giới đang ở thời kỳ ác liệt, dân ta còn dưới ách áp bức bạo tàn của phát xít Nhật và thực dân Pháp, nhưng những lời thơ của Bác năm đó như một sự báo hiệu mùa xuân cách mạng đang tới:

Nhộn nhịp thị trường hoa, cây cảnh ngày Tết

(HBĐT) - Không quá lời nếu nói thiếu đào, quất hay hoa tươi dường như Tết chưa đến trọn vẹn. Cũng chính ví vậy chơi hoa, đi chợ hoa ngày Tết trở thành thú vui tao nhã không thể thiếu đối với mỗi hộ gia đình dịp tết đến, xuân về.

Dẻo thơm những chiếc bánh làm từ…hạt gạo

(HBĐT) - Từ những bông lúa, hạt gạo chắc mẩy, trắng trong được chọn lựa kỹ càng sau mỗi mùa thu hoạch, người người, nhà nhà dùng để tạo ra những loại bánh thơm ngon mang hương vị đậm đà và rất đỗi đặc biệt của làng quê. Và cứ thế, cứ vậy, những chiếc bánh dẻo thơm được làm từ hạt gạo trở thành thứ ẩm thực khó thể thiếu trong cuộc sống mỗi gia đình.