Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi

Di sản Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám: Chưa hút khách - Vì sao?

Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.

100 trống đồng “cất tiếng” trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.

Giải bắn pháo hoa quốc tế: Người Pháp chiến thắng với chuyện tình Lạc Long Quân-Âu Cơ

Giải bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng: Cúp vàng thuộc về đội pháo hoa đến từ nước Pháp 

"Đừng đốt" đốt cháy trái tim chúng tôi

Tôi mượn tựa đề bài báo của một đồng nghiệp, viết về cảm xúc của khán giả Mỹ, trong đó có nhiều cựu chiến binh Mỹ, sau khi xem bộ phim “Đừng đốt” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, dựa theo cuốn Nhật ký của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, chiếu tại New York, Mỹ vào giữa tháng 11/2009, để viết bài báo này.

Rực rỡ sắc mầu tại Festival Diều quốc tế Vũng Tàu - lần thứ hai

69 nghệ nhân diều quốc tế đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng 70 nghệ nhân diều trong nước đã có màn trình diễn diều hấp dẫn với hơn 300 con diều thuộc nhiều chủng loại, hình dáng, tạo bầu không khí sôi động, rực rỡ sắc mầu trên suốt chiều dài gần 1 km bờ biển thuộc Khu du lịch Biển Đông.

Rồng và Tiên sẽ bay trên bầu trời Đà Nẵng

Truyền thuyết “Rồng - Tiên”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ” sẽ được khắc hoạ trên nền trời Đà Nẵng bằng pháo hoa rực rỡ

32 kỷ lục Việt Nam mới

32 kỷ lục Việt Nam mới của các cá nhân và đơn vị đã được trao tặng sáng 27-3 trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 18 do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức tại TPHCM

Nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn: Không ngại đề tài gai góc

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong số ít những nhà biên kịch đắt sô nhất Việt Nam hiện nay. Kịch bản của ông dựng thành phim luôn thu hút sự chú ý của người xem. Không ít khán giả thừa nhận họ xem phim bởi cái tên Nguyễn Mạnh Tuấn…

Ra mắt Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 26/3 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; NSND Đặng Nhật Minh, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam và đại diện 1 số cơ quan ban, ngành trong tỉnh

Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010

Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và là một mỹ tục độc đáo của nhân dân ta. Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã ổn định và có ảnh hưởng lớn trong đời sống của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo truyền thống tổ chức lễ hội cấp quốc gia vào các năm chẵn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành chương trình tổng thể tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010.

Dân ta có cần một ngày Tết đọc sách?

Nếu có ngày đọc sách, ta sẽ làm gì? Tôi thì cứ băn khoăn rằng làm gì thì làm, điều quan trọng nhất là đừng để những việc làm ấy nhiễm thái độ trình diễn. Nếu đọc và học mà nhiễm thái độ ấy thì chả còn hy vọng gì nữa.

Vó ngựa trời Nam - Tái hiện cuộc đời “Thi tướng rừng xanh”

Sau 3 năm thực hiện với nhiều khó khăn, trắc trở, bộ phim “Vó ngựa trời Nam” dài 37 tập (biên kịch: Phạm Thùy Nhân, đạo diễn: NSƯT Lê Cung Bắc, Hãng phim TFS sản xuất) sẽ chính thức phát sóng từ ngày 27-3 vào lúc 20 giờ 30 các tối thứ năm, sáu, bảy và chủ nhật hàng tuần trên HTV7.

Thất vọng sao ảo

Chưa từng có một sản phẩm âm nhạc trên thị trường băng đĩa, chưa từng xuất hiện trên sân khấu nhưng họ vẫn là ngôi sao nhờ hiệu ứng của công nghệ số. Khá nhiều giọng ca đã nổi tiếng nhờ kỹ xảo của phòng thu thanh

Bà Trương Mỹ Hoa gặp đoàn làm phim "Những người con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn"

Chuẩn bị kỹ càng hơn cho ngày chính thức bắt tay thực hiện "Những đứa con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" - phim truyền hình được coi là phần 2 của bộ phim nổi tiếng "Biệt động Sài Gòn" 32 năm về trước, ngày 24/3, đoàn làm phim "Những người con của chiến sĩ biệt động Sài Gòn" đã có buổi gặp gỡ với 2 cựu biệt động Sài Gòn: bà Trương Mỹ Lệ và bà Trương Mỹ Hoa.

Lễ hội pháo hoa quốc tế - Đà Nẵng 2010: Huyền thoại thăng hoa

Chỉ còn 2 ngày nữa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2010 (DIFC 2010) với chủ đề “Huyền thoại sông Hàn” chính thức khai hỏa. Công tác chuẩn bị xem như đã hoàn tất, các đội tham dự cũng đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng. Hàng vạn du khách đang đổ về Đà Nẵng chờ thưởng ngoạn những màn trình diễn pháo hoa.

Tay trắng hoàn trắng tay

Phần lớn những ông, bà bầu khởi nghiệp đều gặp thuận lợi. Nhưng ở đoạn cuối chặng đường, không ít người trong số họ toàn gặp những điều ngang trái

Vì sao Trang Phương không được tham gia Duyên dáng TH ASEAN?

“Tôi không tự nguyện mà bị bắt buộc rút lui khỏi cuộc thi Duyên dáng Truyền hình ASEAN và cũng chỉ biết mình không có tên trong danh sách thí sinh đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi này hai ngày trước khi khai mạc”… thí sinh vừa đạt giải Nhất cuộc thi Duyên dáng Truyền hình toàn quốc lần 4, khẳng định.

Cần bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội

Sau Tết Canh Dần, hàng loạt lễ hội đã được các địa phương trong cả nước tổ chức, thu hút hàng chục nghìn lượt người dân và du khách đến tham dự. Nổi bật là các lễ hội ở các điểm di dích lịch sử - văn hóa, nơi thờ phụng các danh nhân có công với dân với nước. Ðây là những hoạt động, nét văn hóa mang đậm truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nổi tiếng, tai tiếng và... lặng tiếng

“Chảnh” là một "mỹ từ" ngắn gọn mà giới trẻ nhận xét về rất nhiều nghệ sĩ làng showbiz thay cho những tính từ: kiêu, ngạo mạn, kém chuyên nghiệp... Cũng vì vướng phải căn bệnh “chảnh” này mà không ít nghệ sĩ phải chia tay với giấc mơ trở thành ngôi sao.

Chợ văn hóa vùng cao đang “rơi rụng” bản sắc

Chợ văn hóa (hay còn gọi là chợ phiên) miền núi được nhiều người biết đến như một "đặc sản" của các tour du lịch, một đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi chợ phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập quán vùng miền phong phú, đa dạng. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị trường và "sức nóng" của phát triển du lịch, nhiều phiên chợ ở vùng cao Tây Bắc đã và đang mất dần đi cái vẻ nguyên sơ vốn có của nó...

Điện ảnh Việt Nam bao giờ hội nhập?

Văn hoá là đối tượng giao lưu của các nước trong đó không có ngành nghệ thuật nào mà tính giao lưu quốc tế lại lan sâu như điện ảnh bởi nó có ưu thế lớn trong việc tiếp cận khán giả. Nhưng làm thế nào để điện ảnh Việt Nam (VN) ra được nước ngoài là chủ đề chính của cuộc hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Ngày điện ảnh VN.

Lời thoại phim Việt: Quanh năm vẫn chán

Người hài hước bảo rằng nhân vật trong phim Việt lắm mồm, vì dân xứ ta cũng y chang. “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Nói khôn còn vậy, huống chi là nói kiểu phim Việt.

Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì

Chiều 22-3, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ vật phẩm “Gửi tới mai sau” với mong muốn để lại dấu ấn lâu dài cho thế hệ mai sau nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, cho tới tận thời điểm này, tức là chỉ còn 200 ngày nữa sẽ tới ngày đại lễ, việc lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu để gửi tới thế hệ mai sau hiểu rõ về quá khứ ông cha mình 1.000 năm trước vẫn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng

Ðổi mới công tác tổ chức và quản lý lễ hội

Lễ hội truyền thống là nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của dân tộc, và trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, tăng cường mối giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại, lễ hội phát triển, với hình thức đa dạng nhưng cũng phát sinh những hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi công tác tổ chức và quản lý lễ hội đổi mới và có hiệu quả...