Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam H.Phư-ca-đa:

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam H.Phư-ca-đa:

 

Sau khi Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông, phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn và ghi lại ý kiến của một số Đại sứ các nước tại Việt Nam chung quanh sự kiện này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông

Liên quan việc Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Phi-li-pin và Trung Quốc, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hi-rô-si Phư-ca-đa khẳng định lại tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Phư-mi-ô Ki-si-đa ra ngày 12-7. Theo đó, Tô-ki-ô kiên định ủng hộ tầm quan trọng của pháp trị và việc sử dụng các phương tiện hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép trong việc tìm cách giải quyết các tranh chấp biển. Trong tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ki-si-đa, Nhật Bản cũng nêu rõ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ Phi-li-pin kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp trên Biển Đông là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan vụ kiện phải tuân thủ phán quyết của Tòa. Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Ki-si-đa bày tỏ hy vọng việc các bên tuân thủ phán quyết cuối cùng sẽ dẫn đến giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Đại sứ Phi-li-pin tại Việt Nam N.Xơ-vi-gôn:

Phán quyết của Tòa Trọng tài cần được các nước tôn trọng

Tòa Trọng tài được thành lập là một trong những thể chế quan trọng nhất thế giới trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, giúp giải quyết tranh chấp biển giữa các nước trên thế giới. Sau hơn ba năm theo đuổi vụ kiện với hai phiên điều trần cùng 4.000 trang bằng chứng, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết cuối cùng và được Tòa Trọng tài thường trực (PCA) trụ sở tại La Hay, Hà Lan công bố phán quyết cho công luận ngày 12-7 vừa qua. Phán quyết này của Tòa Trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và làm cho các quốc gia có niềm tin vào hệ thống luật pháp quốc tế. Vì vậy, bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài cũng cần được các nước trên thế giới tôn trọng.

Tôi hy vọng và mong muốn Trung Quốc, với vai trò là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới, tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài như Phi-li-pin và nhiều nước khác trên thế giới đã làm. Tôi cũng mong rằng các nước ASEAN đạt được đồng thuận chung về phán quyết đầy tính thuyết phục của Tòa.

Đại sứ Vương quốc Thái-lan tại Việt Nam M.Vông-phạc-đi:

 Thái-lan khẳng định ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về tình hình Biển Đông

Mặc dù Thái-lan là nước không có tuyên bố chủ quyền trên khu vực Biển Đông, nhưng Thái-lan luôn theo dõi sát sao tình hình và mong rằng các bên có thể cùng nhau tìm được giải pháp phù hợp tất cả các bên. Bởi vì Thái-lan rất đề cao việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông - Nam Á và các vùng lân cận, cũng như việc khôi phục lòng tin giữa các nước trong các khu vực, từ đó củng cố bầu không khí thuận lợi cho hòa bình, phát triển thịnh vượng và tăng trưởng bền vững thông qua các hoạt động hợp tác một cách sáng tạo.

Tình hình Biển Đông cần được giải quyết bởi những nỗ lực chung và bằng mọi biện pháp, trên cơ sở của sự tin tưởng lẫn nhau và những lợi ích thiết thực. Các bên cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và khẩn trương hoàn thành việc đàm phán để sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Thái-lan mong muốn các bên gác lại xung đột để cùng hướng tới tương lai bằng việc thúc đẩy để biến Biển Đông thành khu vực mà ở đó các bên đều tham gia góp phần phát triển và sử dụng thông qua hoạt động hợp tác trên mọi bình diện, trong đó có việc bảo vệ môi trường biển nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của Biển Đông. Đây được coi là nền tảng quan trọng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông trong tương lai. Về phần mình, Thái-lan sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để phát triển sáng kiến nêu trên trong thời gian tới. Theo đó, Thái-lan khẳng định ủng hộ Tuyên bố của ASEAN về tình hình Biển Đông vừa qua và tin tưởng rằng, mục đích cao nhất nhằm mang lại lợi ích cho người dân chính là việc biến Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, đồng thời mong muốn để khu vực này đóng vai trò trong việc thúc đẩy để thế kỷ 21 là thế kỷ thịnh vượng của châu Á.                                                                               

 

                                                                          Theo Nhandan

 

                                                                                  

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục