Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6-3 đã ký một sắc lệnh cấm nhập cảnh mới áp dụng đối với công dân đến từ sáu quốc gia Hồi giáo vào vào Mỹ, thay vì bảy nước như trong lệnh cấm ông Trump đã ký trước đây gần một tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh nhập cư tạm thời mới, gần một tháng sau khi sắc lệnh nhập cư đầu tiên gây tranh cãi của ông Trump bị các tòa án nước này ngăn chặn. (Ảnh: Reuters)

Theo đó, sắc lệnh nhập cư tạm thời mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16-3 tới, tiếp tục cấm tất cả công dân từ sáu quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số gồm Syria, Yemen, Sudan, Libya, Iran và Somalia được phép vào Mỹ trong vòng 90 ngày.

Công dân của sáu quốc gia trên sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, trừ những người có quy chế định cư lâu dài tại nước này (hay còn gọi là Thẻ xanh) hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định mới.

Đáng chú ý là sắc lệnh mới này không áp đặt những hạn chế nhập cư đối với Iraq, vốn bị liệt vào danh sách bảy nước bị cấm nhập cư từ sắc lệnh Tổng thống Trump đã ký hồi tháng 1.

Ngoài ra, sắc lệnh này cũng đình chỉ việc cấp giấy phép nhập cư cho người tị nạn trong vòng 120 ngày kể từ ngày sắc lệnh trên có hiệu lực. Những người tị nạn đến từ Syria cũng sẽ không còn bị cấm vào Mỹ vô thời hạn như sắc lệnh đầu tiên.

Trong vòng 70 ngày sau khi sắc lệnh mới có hiệu lực, Bộ An ninh Nội địa, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ sẽ tiến hành rà soát lại để xác định sẽ rút bớt hoặc thêm vào danh sách các quốc gia có công dân bị cấm nhập cảnh vào Mỹ theo sắc lệnh trên.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi ông Trump ký sắc lệnh này, Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và Ngoại trưởng Rex Tillerson đánh giá cao sắc lệnh mới của Tổng thống Trump, cho rằng đây là một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.

Ông Tillerson nhấn mạnh: “Sắc lệnh này là một phần trong nỗ lực của chúng ta nhằm loại bỏ những điểm yếu mà các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan có thể sẽ khai thác vì các mục tiêu phá hoại của chúng".

Trong khi đó, ông Sessions cho rằng: "Chúng ta không thể làm phương hại đến an ninh quốc gia bằng cách cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh khi các chính phủ của họ không thể hoặc không muốn cung cấp thông tin cần thiết một cách có trách nhiệm hoặc khi các chính phủ đó ủng hộ chủ nghĩa khủng bố".

Còn ông Kelly khẳng định việc cần thiết phải tiến hành rà soát nghiêm ngặt và tiến hành xem xét lại một cách nghiêm túc các chương trình nhập cư để tăng cường sự tin tưởng vào các quyết định cho phép du khách và người nhập cư đến Mỹ.

Ngược lại, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi cho rằng, động thái mới của chính quyền Trump không làm thay đổi các mục tiêu “trái đạo đức, vi hiến và nguy hiểm” mà lệnh cấm nhập cảnh áp đặt lên các công dân Hồi giáo và người tị nạn.

Ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tương tự vào ngày 27-1, trong đó áp đặt lệnh cấm công dân của bảy nước Hồi giáo vào Mỹ trong 90 ngày, người tị nạn bị cấm nhập cảnh Mỹ trong vòng 120 ngày, trong khi người tị nạn từ Syria bị cấm vào Mỹ vô thời hạn.

Tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng sắc lệnh ban đầu của ông là một biện pháp an ninh quốc gia nhằm đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào các tay súng Hồi giáo. Sắc lệnh này đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích từ các quốc gia trong danh sách cấm của Mỹ và ngay cả từ các đồng minh phương Tây cùng một số công ty hàng đầu của nước này trước khi một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết ngăn chặn sắc lệnh trên vào hôm 3-2 với lý do trái với Hiến pháp Mỹ.

Lệnh cấm ban đầu của ông Trump cũng đã dẫn đến hàng chục vụ kiện tại tòa án Mỹ. Bộ Tư pháp nước này ước tính có khoảng 60 nghìn người đã bị thu hồi thị thực theo lệnh cấm đầu tiên nhưng các quan chức cấp cao Mỹ hôm qua cho biết, các thị thực này đã có hiệu lực trở lại để nhập cảnh vào Mỹ.

 

 

                                                             TheoNhandan

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục