(HBĐT) - Công tác giám định tư pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng. Qua hoạt động giám định đưa ra kết luận chuyên môn phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Thời gian qua, công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế, bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục để bảo đảm yêu cầu của hoạt động tố tụng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp.

 

Cán bộ Trung tâm Pháp y tỉnh thực hiện soi tiêu bản trong công tác giám định.

 

Toàn tỉnh hiện có 2 tổ chức giám định tư pháp và 1 tổ chức chuyên môn đăng ký hành nghề giám định tư pháp đang hoạt động, gồm:  Trung tâm Pháp y (Sở Y tế), Phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh) và Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng). Đội  ngũ giám định viên tư pháp có 52 người, trong đó, lĩnh vực giám định pháp y có 26 giám định viên, kỹ thuật hình sự 11 giám định viên, 15 giám định viên ở các lĩnh vực kế toán - tài chính, TN&MT, văn hoá phẩm nghệ thuật, xây dựng, KH-KT.

 

Trong những năm qua, các tổ chức giám định tư pháp và tổ chức chuyên môn đăng ký hành nghề giám định tư pháp từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, máy móc, thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác. Chất lượng giám định viên tư pháp ngày càng được nâng cao, các giám định viên mới được bổ nhiệm có trình độ chuyên môn đại học, đáp ứng theo tiêu chuẩn. Hoạt động giám định được tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật, kịp thời, chính xác.

 

Về giám định pháp y, được triển khai ở hai ngành Y tế và Công an, lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự do Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh thực hiện. Đối với giám định liên quan đến tài chính, xây dựng văn hóa và các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh không nhiều, đều được triển khai thực hiện kịp thời, chính xác.

 

Đồng chí Đặng Hoài Bão, Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh cho biết: Trung tâm thành lập năm 2006, được tách ra từ “Tổ chức giám định pháp y” của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Kể từ khi thành lập, Trung tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giám định tư pháp khi có trưng cầu của các cơ quan tố tụng, phối hợp với Công an tỉnh trong việc khám nghiệm tử thi, tham gia thi hành án tử hình… Trong 5 năm 2010-2015, Trung tâm đã giám định 1.860 lượt, trong đó, giám định thương tích 752 lượt, giám định tình dục 345 lượt, chứng thương 763 lượt. Năm 2016, Trung tâm giám định 375 lượt, gồm: giám định thương tích 201 lượt, giám định tình dục 86 lượt, chứng thương 85 lượt. 100% vụ việc khi được cơ quan tố tụng trưng cầu, quá trình tiến hành giám định đảm bảo tính chính xác, khách quan, không để xảy ra khiếu kiện, khiếu nại hoặc phải giám định lại. Thời gian qua, Trung tâm được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện cho hoạt động, tuy nhiên thực tiễn còn nhiều khó khăn. Về trang thiết bị phục vụ chuyên môn cho tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y theo quy định của Bộ Y tế có 42 loại nhưng Trung tâm mới có 6 loại. Đội ngũ giám định viên có 22 người nhưng chỉ có 1 giám định viên chuyên trách, còn lại 21 giám định viên kiêm nhiệm, chủ yếu là đội ngũ bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đây thực sự là bất cập, khó khăn lớn cho Trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ vì với giám định viên kiêm nhiệm làm công tác chuyên môn là chính, rất khó để phối hợp thực hiện giám định kịp thời, đảm bảo thời gian trả kết quả khi có trưng cầu giám định. Đội ngũ bác sỹ của Trung tâm thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên.

 

Trên thực tế đây cũng là khó khăn chung của các tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức giám định tư pháp chưa có đủ số lượng giám định viên theo quy định. Các lĩnh vực giám định khác đều là kiêm nhiệm hoặc khó lựa chọn người tham gia làm công tác giám định vì công việc chuyên môn quá nhiều. Trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn thiếu, nhất là các trang thiết bị hiện đại. Điều kiện môi trường làm việc không thuận lợi (nhất là trong lĩnh vực pháp y), trách nhiệm nặng nề nhưng chế độ đãi ngộ chưa phù hợp nên việc thu hút nguồn nhân lực để đào tạo, tuyển dụng người làm công tác giám định tư pháp hết sức hạn chế, khó thu hút. Mặt khác, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với người làm công tác giám định tư pháp chưa có, ở các huyện, thành phố cũng chưa có đội ngũ giám định viên...

 

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức giám định tư pháp; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giám định viên cũng như đào tạo, lựa chọn người đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, xây dựng kế hoạch bổ nhiệm giám định viên ở các huyện, thành phố để bổ sung lực lượng; xây dựng cơ chế, chế độ đặc thù cho đội ngũ giám định viên của tỉnh... là những giải pháp được ngành Tư pháp đề xuất nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác giám định tư pháp ở tỉnh ta. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng công tác giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng và nhu cầu xã hội trong tiến trình cải cách tư pháp.

 

                                                                                    Hà Thu

 

 

Các tin khác


Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công an huyện Cao Phong: Nắm chắc địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự

Những năm qua, với vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Công an huyện Cao Phong luôn chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục