(HBĐT) - Tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đà, nhất là khu vực hồ Hòa Bình diễn ra thường xuyên, không chỉ gây ra những cái chết thương tâm cho chính người dùng xung điện đánh bắt cá mà còn tận diện nguồn lợi thủy sản, hủy hoại môi trường sinh thái.

 

Theo dân thuyền, lý do việc đánh cá bằng xung điện diễn ra phổ biến và nhức nhối như hiện nay là do các dụng cụ đánh cá mức đầu tư thấp, chỉ từ 1 - 2 triệu đồng/bộ, mặt khác việc đánh cá tạo thu nhập cao cho người dân. Chính vì vậy, hầu như người dân ven hồ đều có các dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện với mức độ hủy diệt ngày càng khốc liệt. Tại khu vực đảo xanh (Lau Bái), ngã ba cửa Chương (Vầy Nưa - Hiền Lương - Thung Nai)... thường xuyên có khoảng chục thuyền trang bị dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện, chế tạo từ bình ắc quy, điện được kích lên cao nhất tới trên 10.000 vôn. Người dân dùng sào để phi vào đàn cá, sau đó dùng vợt xúc lên. Việc đánh bắt cá bằng xung điện rất nguy hiểm. Người đánh cá chỉ sơ xểnh là bị điện phóng chết tức thì. Một người dân thuyền thống kê, vài năm nay, khu  vực hồ Hòa Bình có nhiều người chết do dùng xung điện đánh cá. Người đánh cá dùng dòng điện được kích cực lớn và rất manh động, sẵn sàng xung đột với những ai tìm cách cản trở hoạt động đánh bắt cá.

 

 

 Hoạt động đánh bắt cá bằng xung điện diễn ra công khai ở Hồ Hòa Bình.

 

Theo lực lượng chức năng, rất khó khăn để xử lý triệt để tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện. Dụng cụ đánh bắt cá có thể được chế tạo bằng bình ắc quy, có thể bằng máy phát. Trước đây, ở hạ lưu sông Đà, đánh cá bằng thuyền có máy phát. Có nhiều phương pháp, có máy nổ, có khi máy được buộc bằng 2 thuyền đánh ngang sông, ở lòng hồ mua các máy phát của Trung Quốc đánh điện ở độ sâu tới hàng chục mét. Hiện lực lượng chức năng đã xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, xử lý ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện mang tính hủy diệt, tuy nhiên rất khó khăn.

 

Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay, người dân trên vùng hồ sông Đà sử dụng kích điện đến 12.000 vôn để đánh bắt thủy sản. Hiện tượng này diễn ra phổ biến là do việc chế tạo ra bộ xung điện không quá phức tạp. Để tránh sự truy bắt của lực lượng chức năng, nhiều người sử dụng xung điện để khai thác từ 21 giờ đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau. Đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện là cách khai thác “tận diệt”, có tác hại lâu dài góp phần nhanh chóng đẩy các vùng nước thành “vùng nước chết”. Hệ quả của việc đánh bắt đó phải mất nhiều năm mới phục hồi lại môi trường thuỷ sinh. Khi sử dụng xung điện, các loài cá, tôm, thủy sinh trong bán kính 2 m đều bị tiêu diệt, trong đó có toàn bộ cá con, trứng cá hay sinh vật phù du, làm cho nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, dẫn đến sụt giảm nhanh chóng số lượng các loài thủy sản, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

 

Theo tính toán của các chuyên gia, để đánh bắt được một con cá bằng xung điện sẽ giết chết 200 con (loài) khác do bị ảnh hưởng của điện từ phóng ra. Ngoài ra, kiểu khai thác này còn gây biến dị, đột biến cho các loài thủy sản, trực tiếp làm thay đổi các yếu tố môi trường nước như độ PH hay O2, thậm chí gây ra cái chết thương tâm cho những người sử dụng loại công cụ này.

 

Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý hành vi vi phạm này chưa nghiêm, thậm chí có nơi còn lơ là nên tình trạng sử dụng kích điện tự chế vẫn còn diễn ra, khiến nguồn lợi thủy sản bị suy kiệt; môi trường sinh thái tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng. Để ngăn chặn tình trạng này cần sự phối hợp đồng bộ hơn giữa các lực lượng chức năng; sự vào cuộc của các ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, xử lý cũng như tuyên truyền, vận động để những người hành nghề từ bỏ kiểu đánh bắt tận diệt này góp phần duy trì bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và mai sau.

Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Chỉ thị nêu rõ: “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. Còn theo quy định tại điều 15, Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản thì các hành vi vi phạm về sử dụng điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt đến 2 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu công cụ kích điện.

 

                                                                                          L.C

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý II/2024

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Phòng ngừa tội phạm cướp, cướp giật cho các cơ sở kinh doanh vàng, bạc

Thời gian qua, tình hình tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản đã, đang có nhiều diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn ngày càng liều lĩnh, manh động. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Công an các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn toàn tỉnh.

Khởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và 5 bị can khác

Ngày 23/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và 5 bị can khác.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục