Tủ sách pháp luật xã Thu Phong (Cao Phong) có khoảng 150 đầu sách. Hàng năm xã trích từ 1- 2 triệu đồng mua mới sách pháp luật bổ sung, thay thế các loại sách cũ nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

Tủ sách pháp luật xã Thu Phong (Cao Phong) có khoảng 150 đầu sách. Hàng năm xã trích từ 1- 2 triệu đồng mua mới sách pháp luật bổ sung, thay thế các loại sách cũ nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

(HBĐT) - Hiện nay, mỗi cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 1 tủ sách pháp luật (TSPL), 100% UBND xã, phường, thị trấn duy trì hoạt động của TSPL. Toàn tỉnh có trên 1.000 TSPL, trong đó, Hội Phụ nữ xây dựng được 228 tủ sách, Hội Nông dân xây dựng được 30 tủ sách, Công an tỉnh xây dựng được 41 tủ sách, huyện Kim Bôi có 128 tủ sách, huyện Lạc Sơn có 135 tủ sách, thành phố Hòa Bình có 110 tủ sách...

 

Việc xây dựng TSPL tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân.

 

Qua tìm hiểu, TSPL của UBND các xã, phường, thị trấn hầu hết được đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. TSPL của các trường học, cơ quan, đơn vị được đặt tại thư viện, phòng hành chính, hội trường... Tại các xã, phường, thị trấn đã thực hiện luân chuyển sách pháp luật đến điểm BĐ-VH xã, Trung tâm học tập cộng đồng thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu tìm hiểu chính sách, pháp luật. Mỗi TSPL có số lượng trung bình từ 15-70 đầu sách thuộc các lĩnh vực pháp luật, sách hỏi đáp, bình luận, giải thích pháp luật, các văn bản luật liên quan đến đời sống của người dân. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị bổ sung, cập nhật khoảng 5 - 20 đầu sách/TSPL.

 

Để đảm bảo cho TSPL được bổ sung, chọn lọc, cập nhật danh sách và tài liệu mới phục vụ cho việc tra cứu, học tập, cán bộ phụ trách TSPL lập sổ theo dõi, hướng dẫn, sử dụng, phân loại, bảo quản, đề xuất bổ sung các loại sách, báo, tài liệu. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị còn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác tài liệu pháp luật, bảo đảm tra cứu nhanh, gọn, quản lý khoa học bằng cách đăng tải những văn bản pháp luật,  tài liệu pháp luật trên trang thông tin điện tử của đơn vị phục vụ cho cán bộ và nhân dân tra cứu dễ dàng, thuận tiện khi có nhu cầu. Hàng năm, các TSPL phục vụ khoảng 50.000 lượt người đến khai thác, tra cứu pháp luật.

 

Cùng với xây dựng TSPL cấp xã, các địa phương còn xây dựng mô hình tủ sách, ngăn sách pháp luật đặc thù tại cơ sở với nhiều hình thức ủng hộ, hỗ trợ cho hoạt động của TSPL như xã Do Nhân (Tân Lạc) xây dựng mô hình túi sách pháp luật, ngăn sách pháp luật chuyên đề, xây dựng 8 tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa các xóm.... Huyện Yên Thủy xây dựng ngăn sách pháp luật tại 6 KDC của 3 xã, thị trấn: Ngọc Lương, Yên Lạc, Hàng Trạm. Thành phố Hòa Bình đã triển khai việc xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật tại nhà văn hóa KDC, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của UBND thành phố mỗi đơn vị quyên góp ủng hộ ít nhất 25 đầu sách pháp luật, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ bằng tiền, các loại sách pháp luật để xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa, qua đó đã xây dựng được 65 TSPL ở KDC. Ngoài ra, huyện Lạc Thủy có mô hình giá sách pháp luật được đặt tại bộ phận “một cửa” của UBND cấp xã, ngăn sách pháp luật tại các lớp học của các trường học, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hòm sách, ổ sách pháp luật được treo ngay tại phòng làm việc, phân xưởng sản xuất để công nhân khi giải lao có thể nghiên cứu, tìm hiểu... 

 

Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá: Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng TSPL đã phát huy tốt hiệu quả của TSPL. Các TSPL đã trở thành cẩm nang pháp luật cho mỗi cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn. Đồng thời trang bị kiến thức pháp luật cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí pháp lý, hiểu biết pháp luật để thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống.                             

 

Qua thực tiễn hoạt động cho thấy, TSPL dần khẳng định vị trí là một thiết chế văn hoá pháp lý cần thiết ở cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của TSPL còn những khó khăn, bất cập. Cán bộ phụ trách TSPL hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên việc đầu tư thời gian để sắp xếp tủ sách một cách khoa học hay nghiên cứu tài liệu để hướng dẫn, giải thích cho đối tượng đến mượn sách, nghiên cứu tài liệu tại TSPL còn hạn chế. Việc đầu tư kinh phí cho TSPL ở một số đơn vị, nhất là ở cơ sở còn hạn hẹp nên chưa tạo sự đa dạng, phong phú về đầu sách pháp luật, thiếu những loại văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như chính sách đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng... nên chưa thu hút được đông người dân thường xuyên đến với TSPL do tâm lý của người dân khi đến một lần không có văn bản cần tìm lần sau không đến nữa. Mặt khác, địa điểm đặt tủ sách nhiều nơi cũng chưa thuận lợi, chưa có chỗ ngồi thuận tiện phần nào hạn chế việc khai thác tủ sách... Đây là những vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác TSPL để TSPL thực sự là cẩm nang pháp lý của cán bộ, công chức, cẩm nang trong đời sống của nhân dân.

 

 

 

 

                                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác


Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Công an tỉnh tiếp nhận hành vi có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông qua mạng xã hội

Công an tỉnh Hòa Bình ban hành Thông báo số 201/TB-CAT, ngày 22/3/2024 về việc thông báo tiếp nhận những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua phản ánh của tổ chức, cá nhân.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm sát thi hành án hình sự

Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự (THAHS), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Cao Phong đã quản lý, theo dõi đầy đủ, kịp thời các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, qua đó kiểm sát chặt chẽ hoạt động ra quyết định thi hành án (THA), việc áp giải bị án THA phạt tù, việc theo dõi, quản lý bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo, cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách…

Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ

Thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành chức năng, công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ được tăng cường, nhiều vụ buôn lậu, tàng trữ, chế tạo pháo nổ số lượng lớn được phá kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục