Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học đã được thực hiện từ năm học 2014-2015. Qua thực tế cho thấy cần phải sửa đổi một số nội dung của Thông tư để phù hợp hơn cho cách đánh giá học sinh trong năm học mới này…

 

 

Cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 (TT30) được xem là đầy tính nhân văn và có nhiều đổi mới. Tuy vậy, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng như phụ huynh học sinh lại đang đòi hỏi Bộ GD&ĐT nên có những điều chỉnh sửa đổi TT30 trước thềm năm học mới 2016-2017.
 

Trước hết nói về cái khó của TT30 qua gần hai năm thực hiện. Ý của hầu hết các giáo viên, hiệu trưởng nhà trường đều cho rằng việc nhận xét cho học sinh tiểu học gặp rất nhiều khó khăn nên dẫn tới sự đánh giá HS đúng theo TT30 khá vất vả. Trước hết nó không phù hợp với những lớp đông học sinh. Một hiệu trưởng tiểu học ở Hà Nội nói “nếu đánh giá bằng điểm số, ví dụ: kiểm tra một khối lớp, chẳng hạn 20 lớp, hiệu trưởng chỉ cần xem 20 trang giấy, biết được chất lượng HS thế nào. Nhưng bây giờ để kiểm soát một khối lớp khoảng 600 HS, hiệu trưởng buộc phải đọc 600 tờ giấy mới biết chất lượng HS ra sao qua diễn đạt của cô chủ nhiệm”…

Tương tự, một giáo viên của trường Tiểu học Yên Hòa (quận Cầu Giấy – Hà Nội) nhận xét, lớp học quá đông, tới trên 50 HS/lớp, thậm chí có những lớp tới 60 HS/lớp, thật khó khăn cho GV khi làm nhận xét. Nếu với giáo viên chủ nhiệm khó một thì giáo viên các bộ môn như nhạc, họa, thể dục lại vất vả khó hơn gấp nhiều lần vì phải ghi nhận xét mặt ưu, yếu của từng ấy học sinh trong môn học của mình… Mặt khác, quy định ghi học bạ trong năm phải làm hai lần quả là càng gây khó khăn cho giáo viên vì mất quá nhiều thời gian cho công việc này, nên đã ảnh hưởng đến việc dạy – học.

Một khảo sát mới đây của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khi họ thực hiện phỏng vấn trực tiếp, phiếu hỏi, tọa đàm với 630 giáo viên, 30 hiệu trưởng các trường tiểu học ở 5 tỉnh là Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ và Đà Nẵng cũng cho một số kết quả đáng suy nghĩ. Khảo sát cho thấy có tới 95,2% giáo viên được hỏi đều khẳng định thực hiện Thông tư 30 họ vô cùng vất vả, phần lớn thời gian họ dành cho ghi nhận xét học sinh. 

Đặc biệt thầy cô gặp khó khăn khi thực hiện xét khen thưởng cuối kì và cuối năm học. 63,6% giáo viên trả lời "Không" cho câu hỏi: “Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30, có khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập không?". Có tới 59% phụ huynh trả lời phản đối, không tán thành đánh giá theo TT30, 35% phụ huynh thờ ơ. Không những vậy, một số nhà nghiên cứu giáo dục còn chỉ ra rằng TT30 không tạo được động lực dạy và học cho cả giáo viên lẫn học sinh, không phân hóa được chất lượng người học. Nhất là những môn như Toán, Tiếng Việt cần phải đánh giá bằng điểm số nếu không sẽ suy giảm chất lượng dạy học cả một thế hệ học sinh.

Nói như vậy không có nghĩa là phủ định tính tích cực của TT30. Bởi nhiều người cho rằng qua 2 năm triển khai TT30 phần nào đã giúp giáo viên chuyển từ việc đánh giá nặng về kiến thức sang đánh giá toàn diện học sinh về cả năng lực và phẩm chất; chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của các em. Học sinh biết cách tự đánh giá bản thân và nhận xét góp ý cho bạn. Việc thực hiện Thông tư 30 góp phần giảm tình trạng dạy thêm, học thêm lẫn chạy theo thành tích. Và TT30 giúp HS không bị áp lực về điểm số, tự tin hơn trong học tập. Có học sinh cũng đã phát biểu “Con thích cô giáo nhận xét để con biết được những điểm yếu của mình để phấn đấu trong học tập”.

Vậy trước những ý kiến kêu khó đó thì Bộ cần phải xem xét như thế nào? Việc giảm ngay sĩ số học sinh ở nhiều trường trong năm học mới là rất khó, cho nên Bộ nên có giải pháp khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Đó là hướng dẫn việc ghi chép, nhận xét nên hướng vào mặt mạnh, yếu của HS, không đánh giá tràn lan, chung chung. Bên cạnh đó, cần đơn giản hệ thống sổ sách của giáo viên, đảm bảo tiện dụng, dễ theo dõi... 

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra những định hướng phải sửa như các chuẩn kiến thức, chuẩn năng lực theo các khía cạnh là phải nêu rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ; lượng hóa theo các mức A, B, C, D để học sinh biết được sự tiến bộ qua thời gian. Tránh việc đánh giá từng ngày, mà đánh giá theo chu kỳ 1 tháng hoặc 3 tháng để tổng hợp các khía cạnh năng lực, sự tiến bộ của học sinh và trao đổi với phụ huynh…Cách tiếp cận là không “cầm tay, chỉ việc” mà chỉ đưa ra khung chuẩn để đánh giá. Như vậy, vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục trong toàn quốc và bậc tiểu học nhưng cũng mở ra cho thầy cô sự sáng tạo. Chính việc áp dụng máy móc không phù hợp với thực tiễn đã dẫn đến phản ứng như thời gian vừa qua.

 

 

 

                                                                            Theo Hanoimoi

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục