Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16 sẽ được truyền hình hình trực tiếp từ 8g30 ngày 21-8 trên VTV3 sẽ là cuộc đua của 4 nhà leo núi xuất sắc nhất năm nay đều là nam.

 

Từ trái sang phải: Lê Duy Bách, Hồ Đắc Thanh Chương, Lâm Vũ Tuấn và Phan Tiến Tùng

 

Đó là Lê Duy Bách (trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) – nhất cuộc thi quý I và đang dẫn đầu đoàn leo núi của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2016 với 380 điểm;  Hồ Đắc Thanh Chương (trường THPT Quốc học Huế) 270 điểm, nhất cuộc thi quý II; Lâm Vũ Tuấn (trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định), nhất cuộc thi quý III với 300 điểm và người cuối có được tấm vé đi tới trận chung kết này là Phan Tiến Tùng - cậu học sinh đến từ THPT Chuyên Nguyễn Du - Đắk Lắk, nhất quý IV với 345 điểm. 

Lê Duy Bách được đánh giá là một trong những nhà leo núi luôn “phiêu” hết mình, sẵn sàng bộc lộ những cảm xúc như hò hét, vung chân tay sân khấu nhưng ngoài đời. Duy Bách cho biết ước mơ thi Olympia đã có từ cuối lớp 8, đầu lớp 9. Ngoài ra, Bách cũng có niềm đam mê tìm hiểu lịch sử. 

Hồ Đắc Thanh Chương đến từ Quốc học Huế được gọi là cậu bé vàng với nhiều thành tích học tập đáng nể, tính cách dễ mến, hòa đồng. 

Được gọi là “chàng trai vàng” của THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định khi có mặt tại vòng chung kết năm nay, Lâm Vũ Tuấn đang có những ngày miệt mài ôn tập sáng chiều trên trường. 

Phan Tiến Tùng, học sinh chuyên Anh trường PTTH Nguyễn Du tâm sự, luôn theo dõi và không bỏ qua bất cứ chương trình nào được phát sóng trên kênh VTV3 (Đài truyền hình Việt Nam) hằng tuần.

Ngoài đấu trường chính của chung kết Đường lên đỉnh Olympia tại trường quay S14 - Đài THVN, ngày 21-8 tới khán giả cũng được dõi theo không khí cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt tại 4 điểm cầu là các trường THPT mà 4 nhà leo núi đang theo học là Hà Nội, Huế, Nam Định và Đắk Lăk.

 

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục