(HBĐT) - Còn ít ngày nữa là khai giảng năm học 2016-2017. Sau khi trải qua nỗi lo trường, lớp, một gánh nặng nữa lại tiếp tục khiến các bậc phụ huynh học sinh, nhất là với những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đó là phải lo một khoản tiền không nhỏ để nộp các loại quỹ khi bước vào năm học mới. Thống kê ra thì quả là “hoa mắt, chóng mặt”, nào là tiền thi đua - khen thưởng, quỹ Đội - sao nhi đồng, điện, nước uống, y tế học đường, thuê vệ sinh lớp học rồi may đồng phục, hỗ trợ cơ sở vật chất… Tính sơ sơ cũng gần 700.000 đồng. Nộp tiền cho những cái gọi là “quỹ” đó, đa số các bậc phụ huynh đều băn khoăn nhưng không biết chia sẻ với ai và mọi người đều cho rằng, việc “xã hội hóa giáo dục” đang bị nhiều trường lạm dụng.

 

Xem qua các căn cứ để ban hành thông báo về  thu - nộp các loại quỹ  từ các năm học trước của các trường thì có vẻ khá đầy đủ, chặt chẽ. Đó là căn cứ Nghị quyết họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, Nghị quyết họp Hội phụ huynh học sinh; được sự nhất trí của UBND xã…Các bậc phụ huynh cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội phụ huynh học sinh là “lá chắn” giúp các nhà trường biện minh cho không ít những việc làm không đúng với quy định của Nhà nước và ngành GD & ĐT. Bởi trường nào cũng khẳng định đã có sự thỏa thuận, có Nghị quyết với ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội phụ huynh học sinh và có sự thống nhất cao của chính quyền cơ sở. Khi nhà trường đã ban hành thông báo, cha mẹ học sinh chỉ có một việc là chấp hành vì các trường đều lấy việc nộp các loại quỹ là một trong những tiêu chí để nhận xét, đánh giá, phân loại hạnh kiểm của học sinh từng học kỳ và cả năm học. Vì vậy, nhiều gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn  và người lao động thu nhập thấp khi chuẩn bị bước vào năm học mới phải lo bán thóc, ngô, gà, lợn, thậm chí vay mượn để đóng các loại quỹ cho con em mình.

Minh chứng cụ thể vấn đề này là thông báo về việc thu nộp các loại quỹ năm học 2015-2016 của trường tiểu học Hương Nhượng (Lạc Sơn) do Hiệu trưởng Trần Công Lương ký. Không kể việc nộp tiền may đồng phục một bộ /năm, tổng các khoản thu 380.000 đồng /học sinh gồm: những khoản thu thỏa thuận 30.000 đồng thi đua - khen thưởng, 15.000 đồng quỹ đội - Sao nhi đồng; 60.000 đồng tiền điện; 60.000 đồng nước uống; 25.000 đồng y tế học đường, 50.000 đồng thuê vệ sinh lớp học. Những khoản đóng góp của hội cha mẹ học sinh cho mỗi em  gồm: hỗ trợ mua máy chiếu 60.000 đồng; quỹ hội phụ huynh 50.000 đồng; hỗ trợ tu sửa cơ sở vật chất 30.000 đồng. Điều đáng nói là việc nộp các loại quỹ gần như cào bằng, ngoài một số em gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn lại học sinh thuộc diện hộ nghèo và đã thoát nghèo đều nộp như nhau. Đáng lưu ý là trong năm học 2015-2016 vừa qua, hơn 100 học sinh thuộc diện hộ nghèo ở trường tiểu học Hương Nhượng được Nhà nước hỗ trợ 630.000 đồng /năm, nhưng thực tế chỉ được nhận 590.000 đồng. Số tiền chênh lệch 40.000 đồng /học sinh được lãnh đạo nhà trường giải thích đã thỏa thuận với cha mẹ học sinh (không có văn bản) trích lại để hoàn chỉnh thủ tục giấy tờ phục vụ việc thanh quyết toán.

 

Đó là ở khu vực nông thôn, còn ở thành phố và các thị trấn, các khoản đóng góp còn cao gấp nhiều lần. Đặc biệt, ở khu vực thành phố Hoà Bình, vào đầu năm học, ngoài tiền may đồng phục, mua sách giáo khoa hết khoảng 800.000 đồng, một số trường các bậc phụ còn phải lo một khoản tiền từ 1,5 - 1, 7 triệu đồng để nộp cho các loại quỹ bắt buộc và thoả thuận với nhất nhiều khoản được liệt kê như: mua bàn ghế, vệ sinh trường lớp, tiền điện thoại, nước uống, mua điều hoà, bồn hoa, dù tránh nắng, mua xoong, mua nồi, bát, đũa đối với học sinh bán trú... Có những trường ở Trung tâm thành phố, ngoài đóng quỹ hội phụ huynh nhà trường khoảng 200.000 đồng, có những lớp đóng quỹ hội từ 400 – 600.000 đồng /học sinh.

 

Thực tế cho thấy, những năm qua, việc lạm thu ở các trường học trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến khiến không ít gia đình lao đao, nhất là hộ nghèo. Những công việc bình thường mà học sinh đều tự làm được  như vệ sinh lớp học nhưng vẫn phải nộp tiền 50.000 đồng /học sinh /năm là hoàn toàn bất hợp lý và thiếu tính giáo dục bởi tham gia vệ sinh lớp học, trường học của mình là việc làm rất đơn giản, nhẹ nhàng. Từ hoạt động đó còn giúp các em nâng cao kỹ năng sống cùng nhận thức, ý thức về vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường và gắn kết với hoạt động của tập thể, cộng đồng.

 

Năm học mới đã đến gần, các bậc phụ huynh mong muốn các cấp có thẩm quyền nói chung và ngành GD &ĐT nói riêng cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về các khoản thu cho các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp lạm thu để hoạt động của các nhà trường theo đúng tinh thần “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

                                                                         

                                                             Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục