(HBĐT) - Bước vào năm học mới, một trong những thách thức đặt ra cho ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây thực sự là thách thức lớn đối với một huyện miền núi điều kiện KT -XH còn nhiều gian khó như Lạc Sơn. Bởi lẽ, trong 29 xã, thị trấn của huyện, có tới 14 xã ĐBKK và 11 xã khu vực II có 32 xóm ĐBKK, còn lại 3 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn của huyện rất lớn trong khi nguồn lực đầu tư lại hạn chế về nhiều mặt.

 

  Trường THCS xã Bình Chân (Lạc Sơn) tăng cường cơ sở vật chất, sách, báo phục vụ nhu cầu học tập của học sinh.

Quyết tâm vượt qua thách thức này, ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn xác định trong năm học mới sẽ ưu tiên nguồn lực để phát triển giáo dục vùng khó khăn. Theo đó, Kế hoạch phát triển giáo dục vùng khó khăn giai đoạn 2015 - 2020 tiếp tục được triển khai, đảm bảo phù hợp với kế hoạch thực hiện phát triển GD &ĐT, dạy nghề và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020. Các nội dung chính được chú trọng thực hiện là: huy động xã hội hóa và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn; tăng cường công tác Đảng, đoàn thể, quần chúng trong các trường học; chăm lo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tại các vùng khó khăn sẽ khuyến khích phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng; nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc; đảm bảo chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội và học sinh vùng kinh tế ĐBKK... Bên cạnh đó, nhằm thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trên địa bàn huyện, ngành GD &ĐT tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”, nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề theo cụm vùng.

 

Không chỉ riêng trong năm học này mà ngay từ những năm học trước, công tác giáo dục vùng khó khăn đã được ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn đặc biệt chú trọng thông qua nhiều hoạt động. Hàng năm, Phòng GD &ĐT đã tích cực tham mưu cho UBND huyện quan tâm đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn và giáo dục dân tộc. Trọng tâm là triển khai kế hoạch “Năm giáo dục vùng khó khăn”, tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục vùng khó khăn, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh vùng dân tộc và vùng ĐBKK. Đặc biệt, trong bối cảnh còn khó khăn về nguồn lực nhưng ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường vùng ĐBKK thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản... Trong năm học 2015 - 2016, thực hiện xã hội hóa giáo dục đã phát hàng nghìn chiếc bút, quyển vở, cặp sách, hàng trăm chiếc chăn ấm, quần áo đồng phục, quần áo cũ và mới, hàng trăm xuất học bổng và nhiều bánh kẹo, mỳ tôm... cho học sinh các trường học; huy động Hội cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức đoàn thể địa phương với hàng nghìn ngày công lao động để tổng vệ sinh trường lớp, tu sửa bồn hoa, cây cảnh làm đẹp khuôn viên nhà trường; Đồng thời, ngành huy động các tổ chức xã hội, từ thiện và nhân dân chung tay góp sức đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học như xây dựng nhà lớp học, trang thiết bị dạy và học, làm đường vào trường, làm sân trường bê tông, đồ chơi cho trẻ... Tổng kinh phí huy động xã hội hóa trong năm học ước tính trên 50 tỷ đồng. Đặc biệt, bắt đầu mỗi năm học mới, Phòng GD &ĐT huyện Lạc Sơn luôn chỉ đạo các nhà trường phối hợp thực hiện tốt công tác ”3 đủ” cho học sinh, tuyệt đối không để học sinh vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở, đồ dùng mà không đi học; mặt khác luôn quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh ĐBKK để các em được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

Ghi nhận kết quả đạt được, đồng chí Bùi Văn Chanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Mặc dù điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn nhưng huyện Lạc Sơn luôn chú trọng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó ưu tiên tăng cường nguồn lực để phát triển giáo dục vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, toàn ngành có 89 trường học tại các cấp, ngành học với 241 chi, điểm trường, trong đó có 28 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong 1.312 phòng học, số lượng phòng học kiên cố có 892 phòng, chiếm 68%; phòng học bán kiên cố 295 phòng, chiếm 22,5%; phòng học tạm là 125 phòng, chiếm 9,5%. Nhìn chung, quy mô trường, lớp được sắp xếp hợp lý, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đang tiếp tục được đầu tư. Đặc biệt, trường, lớp tại các xã vùng khó khăn từng bước được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng cao với tỷ lệ đạt và vượt chuẩn ngày càng cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phát huy những thành quả đó, trong năm học 2016 - 2017, ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn tiếp tục xác định chú trọng phát triển giáo dục vùng khó khăn để thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục với vùng thuận lợi, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

 

                                                                               

                                                                        Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục