(HBĐT) - Bắc Sơn là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, thuộc vùng 135, đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn. Xác định “muốn đời con cháu mình có cuộc sống ấm no hơn thì phải học bằng được cái chữ”, những năm qua, xã Bắc Sơn đã đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài và đạt được những kết quả đáng ghi nhận

 

  Dù cháu nội mới 3 tuổi nhưng gia đình bà Bùi Thị Sớm, xóm Hày Trên, xã Bắc Sơn (Tân Lạc) đã bắt đầu “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm” để sau này nuôi cháu học đại học. 

Theo đồng chí Bùi Thanh Tiến, Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) xã Bắc Sơn cho biết: Từ tháng 4/2013, sau khi HKH được thành lập, phong trào khuyến học, khuyến tài ở xã vùng cao Bắc Sơn thực sự được khởi sắc. Ban đầu, Hội tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về giáo dục của Nhà nước để cán bộ, nhân dân thấy rõ “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng thời, kiện toàn bộ máy, thành lập các chi hội khuyến học ở các xóm, Ban khuyến học ở trường học và UBND xã. Đến nay, 5 KDC của  xã đều đã thành lập chi hội khuyến học do trưởng xóm làm chi hội trưởng với 100% hộ tham gia; 3 Ban khuyến học ở trường học và 1 Ban khuyến học ở UBND xã.

Ngoài việc quyên góp xây dựng quỹ, HKH xã Bắc Sơn đã xây dựng 2 mô hình khuyến học “Tiếng trống khuyến học” ở  các KDC và “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm” ở các hộ gia đình. Đồng chí Chủ tịch HKH cho biết: “HKH của xã đã kết hợp với trường học tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, trong khoảng thời gian từ 19 -21 giờ hàng ngày, gia đình vặn nhỏ tivi, nhắc nhở con em vào bàn học và làm bài tập về nhà. Điều này vừa tạo ra không gian yên tĩnh để các cháu tập trung học bài, vừa hình thành nề nếp, thói quen trong việc tự giác học tập ở nhà của các cháu”. 

“Do đời sống kinh tế phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập thấp nên nhiều gia đình không có điều kiện mua sắm quần áo, sách, vở cho con em mình. HKH xã đã phát động phong trào nuôi lợn nhựa tiết kiệm, có hộ dùng ống bương đựng tiền. Ban đầu, nhiều hộ chưa nhận thức đầy đủ nhưng đến thời điểm này, tất cả mọi người đều đã nhiệt tình hưởng ứng” - đồng chí Bùi Thanh Tiến cho biết thêm.

Gia đình bà Bùi Thị Sớm, xóm Hày Trên là một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu ở xã Bắc Sơn. “Đời chúng mình khổ rồi thì phải cố gắng lo cho con, cho cháu mình ăn học đến nơi, đến chốn, để cuộc sống khấm khá hơn” - bà Sớm bộc bạch. Các con của bà Sớm, đều đã thành đạt nhưng  gia đình vẫn nuôi một con lợn nhựa. “Đứa cháu nội mới học lớp mẫu giáo 3 tuổi nhưng gia đình nuôi lợn từ bây giờ để sau này cháu vào đại học thì có sẵn tiền tiết kiệm rồi. Nhiều hôm cho tiền ăn quà, cháu còn bớt lại, bảo để nuôi lợn” - bà Sớm chia sẻ thêm.

 

Ngoài gia đình bà Sớm ở xã vùng cao này còn không ít gia đình hiếu học như gia đình các ông, bà: Bùi Thị Chúc, Bùi Thị Liễu, Hà Văn Hiển (xóm Hò Dưới); Bùi Văn Cường, Hà Văn Bích (xóm Hò Trên), Bùi Văn Lừng, Đình Văn Cường (xóm Mý). Trong 1.678 hộ đăng ký gia đình hiếu học có 145 gia đình được công nhận, chiếm 82,8%. Ngoài ra có 2 dòng họ đang thí điểm mô hình “Dòng họ hiếu học” là họ Bùi ở xóm Hày Dưới và họ Hà ở xóm Hò Trên, Hày Dưới.

 

Thầy giáo Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS Bắc Sơn cho biết: Từ khi HKH xã triển khai các phong trào khuyến học, khuyến tài, điều đáng ghi nhận nhất là việc học của các em đã đi vào nề nếp, chất lượng học tập từng bước được nâng lên. Có những em phải đi bộ 4 km đến trường nhưng không em nào đi học muộn và tỷ lệ đến lớp đúng độ tuổi đạt 100%.

 

Với những kết quả đáng mừng đó, theo đồng chí Bùi Thanh Tiến, Chủ tịch HKH xã, trong thời gian tới, Bắc Sơn tiếp tục củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên mới đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt mô hình “Dòng họ học tập suốt đời” trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.

 

                                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục