Một số ý kiến băn khoăn về việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên trong Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia.

·           

                     LIKE Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ do các Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố chủ trì

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 để lấy ý kiến xã hội, nhiều ý kiến cho rằng, văn bản của Bộ chặt chẽ và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tổ chức thi. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. 

Nhiều ý kiến đều đánh giá, Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017 đã đưa ra những quy định cơ bản trong tổ chức kỳ thi như đơn vị chủ trì tổ chức thi, lựa chọn môn thi của thí sinh, sắp xếp phòng thi riêng cho từng nhóm thí sinh, coi thi, chấm thi...

Cụ thể, kỳ thi năm nay sẽ do các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố chủ trì; các trường đại học tham gia phối hợp tổ chức thi, mỗi tỉnh, thành phố chỉ tổ chức 1 cụm thi. Về môn thi, thí sinh hệ trung học phổ thông có thể thi cả 5 bài thi, thí sinh hệ giáo dục thường xuyên thi 4 bài để tăng cơ hội xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước (gọi là thí sinh tự do) và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ được xếp phòng thi riêng. Ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, những điểm thay đổi này chủ yếu là về mặt kỹ thuật trong tổ chức thi, các địa phương hoàn toàn có thể tổ chức tốt kỳ thi này.

Ông Lê Tuấn Tứ nói: “Việc giao cho Sở tổ chức thi sẽ chủ động và thuận lợi hơn. Vì cách đây mấy năm, có sự phối hợp của trường đại học với Sở để tổ chức thi. Bây giờ giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo đứng ra tổ chức thi và có phối hợp kiểm tra của các trường đại học cũng rất tốt.  Còn việc tách học sinh tự do ra thi riêng là một động tác kỹ thuật, không có gì phức tạp, Sở cũng thực hiện được. Quan trọng là tổ chức thi sao cho tốt và đảm bảo quy chế”.

Theo ông Nghiêm Quý Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh (Hà Nội), lâu nay khâu chấm thi hay xảy ra hiện tượng một số địa phương chấm điểm chưa sát với hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong các bài thi tự luận. Năm nay, việc tổ chức thi trắc nghiệm, chấm thi bằng máy sẽ hạn chế được tình trạng này. Các quy định về quy trình chấm thi trong dự thảo cũng chặt chẽ hơn.

Nội dung còn có ý kiến băn khoăn đó là việc tổ chức thi đối với thí sinh tự do và thí sinh hệ giáo dục thường xuyên trong các buổi thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Theo Dự thảo, ở bài thi Khoa học xã hội gồm 3 phần thi là Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, nhưng các thí sinh hệ giáo dục thường xuyên chỉ thi 2 phần là Lịch sử và Địa lý thì có đề thi môn tự chọn riêng cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên hay không.

Các thí sinh tự do cũng chỉ phải thi các môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, hoặc Khoa học xã hội nên cần có các quy định rõ đối với quá trình thi của thí sinh.

Ông Phan Vĩnh Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Tự Minh, tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: “Nếu các em thi môn Khoa học tự nhiên, những em đã tốt nghiệp rồi thì các em chỉ tham gia thi 1 hoặc 2 trong tổ hợp 3 môn đó để xét đại học, cao đẳng chứ không lấy kết quả để xét tốt nghiệp.

Trong cùng một buổi thi có 3 môn như thế, phương án học sinh đến điểm thi và ra điểm thi, thu bài như thế nào? Hiện nay trong quy chế chưa nói rõ. Tôi nghĩ đấy cũng là một khó khăn, vì thời gian thi của 3 môn này là tổng 150 phút, thì thời gian để thu bài và tổ chức cho học sinh vào phòng thi không thể là 150 phút được”.

Một số ý kiến cũng băn khoăn, số bài thi để xét tốt nghiệp giữa học sinh hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là khác nhau. Như vậy, bằng tốt nghiệp cấp cho học sinh có khác nhau hay không?./.

 

                                                                  Theo VOV.VN

Các tin khác


“Hành trình thắp sáng ước mơ” tại Trường THPT Tân Lạc

Đoàn Trường THPT Tân Lạc vừa phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình "Hành trình thắp sáng ước mơ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc. Chương trình có sự hiện diện của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV 3) Đài Truyền hình Việt Nam...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho 500 giáo viên, học sinh

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và sơ cấp cứu cho trên 500 giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

Chuyển biến trong công tác giáo dục ở huyện Mai Châu

Chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương... Đó là những kết quả nổi bật mà ngành Giáo dục huyện Mai Châu đạt được.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua hội thi giáo viên dạy giỏi

Mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Với hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp tỉnh thường niên đã trở thành sự kiện quan trọng, là ngày hội thao giảng của giáo viên nhằm góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

Cục Thi hành án dân sự tặng quà học sinh nghèo vượt khó xã Tân Minh

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, ngày 19/3, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đến thăm, tặng quà thầy và trò Trường tiểu học xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục