(HBĐT) - Về trường mầm non xã Tiền Phong (Đà Bắc) vào những ngày cuối năm, chúng tôi được nghe các thầy, cô giáo trong trường dành những lời trìu mến về cô Đinh Thị Thêu. Cô Thêu là giáo viên giàu nghị lực, dạy giỏi cấp huyện 8 năm liên tiếp và luôn hết lòng với công việc; sống giản dị, luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và trẻ nhỏ yêu mến.

 

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình năm 2007, cô Thêu nhận công tác tại trường mầm non xã Hiền Lương. Từ năm 2009 đến nay, cô công tác tại trường mầm non Tiền Phong, thuộc vùng 135 với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, vật chất thiếu thốn. Những năm đầu nhận công tác, cô Thêu phải mang con nhỏ lên bám trường, bám bản. Nhà tranh, vách nứa, lương chỉ 800.000 đồng/tháng.

 

Tuy nhiên, những khó khăn đó chưa bao giờ làm cô hết yêu nghề, bởi trong con người cô luôn có niềm đam mê, lòng nhiệt huyết với nghề giáo và tình yêu cháy bỏng dành cho trẻ thơ vùng sơn cước. Cô yêu thương học sinh như con của mình, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu. Cô Thêu luôn là người gương mẫu trong mọi công việc, có nhiều sáng tạo trong chuyên môn. Cô cũng có nhiều sáng kiến phù hợp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy như: Cách trang trí lớp học, làm đồ chơi từ các nguyên liệu sẵn có với nhiều hình dáng đa dạng như con vật, tranh ảnh, mô hình phù hợp với sở thích của trẻ. Phương pháp giảng dạy bám sát thực tế đã cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, phát triển tính tự lập, giúp trẻ phát triển toàn diện.

 

 

Cô Đinh Thị Thêu, giáo viên trường mầm non xã Tiền Phong (Đà Bắc) sử dụng hình ảnh minh họa để tạo sự cuốn hút cho trẻ nhỏ trong giờ dạy.

 

Khi chúng tôi hỏi về hoàn cảnh gia đình, cô rơm rớm nước mắt. Chồng  không có công việc, không đất canh tác, anh phải đi làm thuê. Khó khăn chồng chất khó khăn khi cùng lúc bố mẹ đẻ cô bị tai biến, mẹ gần như bị liệt không tự chăm sóc được bản thân. Một mình cô phải gồng gánh về kinh tế, chăm sóc bố mẹ, 2 con đang độ tuổi ăn học. Lúc bố mẹ nằm viện, một mình cô chăm sóc và thuốc thang. Lương thấp, cô phải chắt chiu từng đồng để mua thuốc chữa trị cho bố mẹ. Trước hoàn cảnh gia đình khó khăn, song cô Thêu luôn say sưa, nhiệt tình trong công việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

Thấu hiểu, chia sẻ trước hoàn cảnh của gia đình cô Đinh Thị Thêu, tập thể cán bộ, giáo viên trường mầm non Tiền Phong, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ cô trong cuộc sống. Năm 2016, được sự giúp đỡ của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và trường đại học Nguyễn Tất Thành hỗ trợ 50 triệu đồng, Sở GD&ĐT hỗ trợ 10 triệu đồng, Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc cho vay 10 triệu đồng cùng sự giúp đỡ ngày công của đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng. Sau nhiều năm chắt chiu, dành giụm, cô Thêu đã hoàn thiện ngôi nhà xây kiên cố, khang trang.

 

Cô Hà Thị Hoài, Hiệu trưởng trường mầm non Tiền Phong cho biết: Cô Đinh Thị Thêu là tấm gương nhà giáo mẫu mực, hết lòng với sự nghiệp nuôi, dạy trẻ; giàu nghị lực để vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cô là một trong những giáo viên của trường mầm non xã Tiền Phong sử dụng thành công và có hiệu quả giáo án điện tử trong giảng dạy. Luôn sẵn sàng, chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên trong trường về các phương pháp giảng dạy mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Từ năm 2012 đến nay, 8 năm liên tiếp cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện.                                              

 

 

                                                                                 Thu Thủy

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục