(HBĐT) - Tu Lý là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc với diện tích tự nhiên trên 4.000 ha. Tổng số hộ toàn xã có 1.533 hộ với hơn 6.400 nhân khẩu. Xã được chia thành 13 xóm với 5 dân tộc anh em cùng chung sống là: Mường, Dao, Kinh, Tày và Thái. Năm 2016, Tu Lý được UBND huyện Đà Bắc lựa chọn làm điểm xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã.

 

Đồng chí Nguyễn Đình Sướng, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tu Lý cho biết: Điều kiện kinh tế của xã còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng “Cộng đồng học tập”. Ngoài ra, Hội Khuyến học xã mới thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2015 nên công tác xây dựng tổ chức Hội, đặc biệt là hội viên chưa ổn định. Các chi hội trưởng và trưởng ban khuyến học hầu hết là kiêm nhiệm nhiều công việc gây khó khăn cho hoạt động. Chưa có kinh phí chi cho tập huấn và triển khai thực hiện công tác xây dựng “Cộng đồng học tập” do năm 2016 ngân sách xã chưa phân bổ. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sát sao của ngành chuyên môn; sự cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân dân đến nay, phong trào đã đạt được một số kết quả nhất định.

 

Việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã được bắt đầu từ việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở các độ tuổi; từ 5 tuổi cho đến tiểu học, THCS, chống mù chữ. Trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, không có trẻ từ 6 – 11 tuổi bỏ học. Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (XHHT) và phổ cập giáo dục (PCGD) luôn được kiện toàn theo quy định. Hàng năm, Đảng ủy, HĐND, UBND xã ban hành Nghị quyết về công tác PCGD để lãnh đạo, chỉ đạo. Bên cạnh đó đã có sự vào cuộc của MTTQ và các ngành, đoàn thể trong việc phối hợp triển khai thực hiện.

 

Ngoài ra, Tu Lý cũng hết sức quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động. Hiện nay, số lao động đã qua đào tạo dưới mọi hình thức như: đào tạo ngắn hạn có chứng chỉ, học tập chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề 1.895/3.594 người (chiếm 52% tổng số lao động trên địa bàn). Nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã tạo đà cho kinh tế xã phát triển. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2016 đã vượt qua mức 20 triệu đồng.

 

Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, xã vận động được khoảng hơn 30 triệu đồng để xây dựng “Quỹ khuyến học”ừ. Các dòng họ cũng tích cực xây dựng “Quỹ khuyến học” của dòng họ. Tiêu biểu như dòng họ Phùng (xóm Mó La), dòng họ Xa (xóm Cháu) với số dư quỹ khoảng 2 – 3 triệu đồng/dòng họ. Nguồn quỹ này được sử dụng công khai, đúng mục đích vào việc khen thưởng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trường học.

 

Đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học xã cho biết thêm: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng “Cộng đồng học tập”, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT và PCGD xã đã tham mưu Đảng ủy ban ban hành Chỉ thị số 01, ngày 12/7/2016 để lãnh đạo công tác đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập trên địa bàn. So sánh với các tiêu chí tại Thông tư số 44, đến nay, Tu Lý đã đạt 12/15 tiêu chí. Những tiêu chí còn lại khó thực hiện liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất của Nhà nước và thu nhập của nhân dân.

 

Trong thời gian tới, để hoàn thành việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, Tu Lý sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người dân về XHHT, mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị. Tổ chức tôn vinh các điển hình trong phong trào học tập suốt đời. Triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” gắn với xây dựng mô hình điểm “Cộng đồng học tập” cấp xã. Mục tiêu cuối cùng đặt ra là nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy KT – XH  phát triển.

 

 

                                                                                     Dương Liễu

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục