(HBĐT) - Những năm qua, trường THCS Dân Hòa (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) luôn chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy cơ sở vật chất đã xuống cấp, giáo cụ còn nhiều thiếu thốn, song nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

Năm học 2016 - 2017, trường THCS Dân Hòa có 4 lớp với trên 100 học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Nguyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường  có 17 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp đều có trình độ đại học, cao đẳng. Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn, đáp ứng yêu cầu, giúp nhà trường duy trì vững chắc tiến độ phổ cập, phối hợp với các ban, ngành trong xã huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường. Phong trào thi đua dạy tốt của các giáo viên được chú trọng. Trong hội thi giáo viên giỏi các cấp năm 2016, trường THCS Dân Hòa có 6 giáo viên giỏi cấp huyện, 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh.

 

 

Học sinh trường THCS Dân Hòa (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) được tiếp cận với công nghệ -thông tin, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

 

Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học, nhà trường lựa chọn những giáo viên chắc về chuyên môn, thành lập các tổ chuyên môn, thực hiện sinh hoạt 2 lần/tháng, xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ ngay từ đầu năm học. Giáo viên tích cực tự bồi dưỡng và cùng nhau trao đổi, tháo gỡ vướng mắc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt theo cụm. Những năm qua, nhà trường đã đưa vào giảng dạy môn tin học đối với học sinh lớp 6 và bồi dưỡng thêm về tin học cho các khối 7, 8, 9; sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giúp học sinh tra cứu thêm kiến thức trên internet. Đồng thời, qua các cuộc khảo sát chất lượng đầu năm học, các thầy, cô giáo thường xuyên rà soát chất lượng, phân loại nhóm học sinh, thành lập đội tuyển học sinh giỏi, bồi dưỡng thêm cho nhóm học sinh có học lực trung bình, yếu. Trong năm học 2015 - 2016, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi toàn trường đạt 51,6%, tăng 9,25% so với năm học 2014 - 2015 (42,35%); tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%. 10 em tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, có 1 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh.

 

Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: đá bóng, thăm quan các khu di tích, trại hè, tham gia lao động, bảo vệ môi trường… giúp các em có thêm hiểu biết, kỹ năng sống, tự tin, nâng cao tinh thần để học tập hiệu quả. Nhà trường quan tâm giáo dục học sinh kính trên, nhường dưới, lễ phép với thầy, cô; đoàn kết giúp nhau trong mọi hoàn cảnh, trong học tập, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn qua chương trình “áo ấm tình thương”, “Học sinh nghèo vượt khó”… Năm 2016, nhà trường phối hợp với Đoàn xã tặng xe đạp cho học sinh theo chương trình “Đồng hành cùng học sinh đến trường”. Các thầy, cô giáo trích quỹ lương giúp đỡ 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng giúp các em có thêm điều kiện học tập.

 

Kết quả trên là những minh chứng rõ nét cho sự cố gắng, nỗ lực trong học tập và giảng dạy của cô và trò trường THCS Dân Hòa. Cô giáo Nguyễn Thị Nguyên, Hiệu trưởng trường THCS Dân Hòa khẳng định: Công tác giáo dục và đào tạo của trường có ý nghĩa quan trọng, làm tiền đề vững chắc góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục so với các trường trung tâm và cùng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục huyện Kỳ Sơn ngày càng phát triển toàn diện.

 

 

                                                                                    Hoàng Anh

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục