(HBĐT) - Là trường học đầu tiên của huyện Cao Phong thực hiện mô hình trường bán trú, những năm học qua, trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Yên Lập luôn là điểm sáng trong công tác dạy và học. Với mô hình bán trú, nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

 

Học sinh trường PTDTBT TH  Yên Lập (Cao Phong) được cô giáo hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng đúng cách trong những giờ ngoại khóa. 

“Trường PTDTBT TH Yên Lập hiện có 189 học sinh ở 5 khối lớp, trong đó, 97,8% học sinh là người dân tộc. Phần đông học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc huy động trẻ đến lớp từng là thách thức đối với Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, bằng sự tuyên truyền, vận động, đến nay, phụ huynh đều hiểu được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và quan tâm tới việc học chữ của con em mình” - cô giáo Đinh Thị Hạnh Quyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.  

Các em được học và ăn, ngủ trưa tại trường nên nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Cái khó được nhà trường xác định là học sinh ngại giao tiếp do các em chủ yếu là người DTTS, sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn. Thời gian đầu, nhất là đối với các em mới bước vào lớp 1, ngoài việc còn bỡ ngỡ với trường, lớp, bạn bè, các em rất ít nói chuyện, sống khép kín. Hiểu được tâm lý của trẻ em vùng cao, Ban giám hiệu trường đã giao nhiệm vụ cho mỗi giáo viên chủ nhiệm tạo môi trường học tập hứng khởi để các em dần “mở lòng”, tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn. 

Cô giáo Lê Thị Quyên chia sẻ: Nhiều học sinh đến giờ ăn trưa ăn rất ít, để dành chiều mang về nhà. Tìm hiểu ra, chúng tôi mới biết nhà các em rất nghèo, không có gạo để nấu cơm chứ đừng nói đến mua thức ăn. Theo đó, chúng tôi luôn bên cạnh các em chia sẻ, động viên các em nỗ lực vươn lên trong học tập. Hiện, học sinh của nhà trường mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ 15 kg gạo và 150.000 đồng tiền ăn. 

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường xác định là rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân và kỹ năng hợp tác cùng các bạn thông qua giờ học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa. Từ đó, học sinh có thêm hứng khởi trong học tập và tự tin trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã và đang tạo luồng gió mới trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Bùi Thị Hải Yến, học sinh lớp 5A chia sẻ: Với thời gian biểu ở trường, chúng cháu có thời gian để ăn và nghỉ trưa trước mỗi buổi lên lớp. Là con gái, chúng cháu được các cô giáo hướng dẫn kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng kiềm chế thói hư, tật xấu, sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, các cô giáo còn dạy chúng cháu cách thêu thùa, may vá cách tết tóc cho đẹp. 

Xuất phát từ tình yêu đối với học sinh, các thầy, cô giáo trường PTDTBT TH Yên Lập đã và đang tạo dựng những “mầm xanh” có đủ tri thức và sự tự tin trong cuộc sống. Ngày ngày, các em hào hứng đến lớp, đến trường. ở đó, mỗi thầy, cô giáo không chỉ làm tròn trách nhiệm của một giáo viên mà còn kiêm cả thiên chức làm cha, làm mẹ đối với các em.

 

                                       Minh Tuấn (Đài Cao Phong)

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục