(HBĐT) - Hiện nay, Thư viện tỉnh có hơn 86.000 bản sách, 135 loại báo, tạp chí lưu kho, mỗi năm phục vụ hơn 20.000 lượt bạn đọc với hơn 61.000 lượt sách, báo luân chuyển. 11 thư viện cấp huyện có gần 83.000 bản sách với 76 đầu báo, tạp chí. Số lượng sách, báo chí này có thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân thông qua hoạt động của các thư viện.


Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Quốc Khánh, Giám đốc Thư viện tỉnh: Đơn vị đang gặp khá nhiều khó khăn để có thể tích cực tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong nhân dân. Cụ thể, Thư viện tỉnh chưa có trụ sở, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, không còn đủ trang thiết bị để mở phòng đọc, tra cứu thư mục điện tử và thay đổi chuẩn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ VH -TT&DL. Kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa làm tốt việc bổ sung sách và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ theo như tiêu chí trong phân hạng thư viện cấp tỉnh. Số biên chế chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là phục vụ bạn đọc vào các ngày lễ, Tết. Năm 2016, kinh phí cấp cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Thư viện tỉnh có 255 triệu đồng; cho 11 thư viện cấp huyện 213 triệu đồng. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng kinh phí chi thường xuyên và không thường xuyên để đảm bảo duy trì hoạt động của thư viện; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

 

Người dân đến tìm hiểu thông tin, kiến thức tại Thư viện huyện Mai Châu. 

Trước thực tế đó, tháng 5/2016, thực hiện Chỉ thị số 11, ngày 30/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Quyết định số 208, ngày 27/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 54 triển khai thực hiện đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, mục tiêu tổng thể là từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống thư viện; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ trong thư viện. Đặc biệt là huy động tối đa các nguồn lực và khai thác có hiệu quả hệ thống thư viện nhằm phát triển phong trào xây dựng xã hội học tập, có sức lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. 

Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: Hệ thống thư viện có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện việc học tập suốt đời. Các thư viện cần đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, chú trọng xây dựng nguồn lực thông tin điện tử, xây dựng bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt chú ý đối tượng người dân tộc thiểu số, người khiếm thị, trẻ em. Chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, tập trung phát triển mạng lưới thư viện phục vụ nông thôn; tăng cường công tác phục vụ lưu động, luân chuyển sách, báo; khuyến khích cho thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng. Đồng thời, xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu đọc sách và tra cứu khai thác thông tin trên mạng Internet. 

Mục tiêu đề ra đến năm 2020 là đầu tư xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện tỉnh. 100% thư viện cấp huyện, 50% thư viện cấp xã, 100% điểm bưu điện văn hóa xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí. Tỷ lệ người dân sử dụng thư viện đạt 10 – 15% dân số. Hàng năm bổ sung tài liệu cho thư viện công cộng tăng từ 5 – 10%. Đồng thời quan tâm giới thiệu sách mới, giao lưu với tác giả; quyên góp sách, báo, tạp chí tặng thư viện xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

                                                                                                           Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục