Giờ thảo luận của lớp trung cấp công tác xã hội chuyên ngành nông dân tại trường Chính trị tỉnh.

Giờ thảo luận của lớp trung cấp công tác xã hội chuyên ngành nông dân tại trường Chính trị tỉnh.

(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để triển khai các nhiệm vụ phát KT-XH, những năm qua, tỉnh ta đã tổ chức nhiều lớp đào tạo CB, CC. Công tác này đã được tăng cường quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xác định trên cơ sở nhu cầu và tập trung vào 4 nhóm đối tượng: đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch CC, VC; theo chức danh lãnh đạo, quản lý; theo vị trí việc làm và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau đại học, ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng liên kết với các trường đào tạo trong, ngoài nước như: đào tạo bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao trình độ tiếng Anh tại nước Cộng hòa Philippin...

 

Ông Nguyễn Đình Tứ, Phó phòng Quản lý công chức (Sở Nội vụ) cho biết: Chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng được quản lý chặt chẽ hơn. Chương trình, nội dung, tài liệu được hội đồng thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đã gắn đào tạo, bồi dưỡng với xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng CC, VC. Năm 2013, tỉnh đã mở 94 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 7.002 người với tổng kinh phí 8.788 tỉ đồng. Trong đó, 4 lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 4 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ cao cấp, trung cấp; 69 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN, vị trí việc làm, kiến thức hội nhập quốc tế; 1 lớp nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh tại Philippin; 16 lớp đào tạo, bồi dưỡng theo QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ cho 618 công chức cấp xã; 8 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng. Tỉnh đã cử 112 CB, CC, VC đi học (sau đại học 91 người; bác sĩ tuyến y tế cơ sở 14 người; bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên cao cấp 7 người). Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút 79 người tốt nghiệp sau đại học, kinh phí 719,85 triệu đồng. Đội ngũ CB, CC qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu  nhiệm vụ và tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.

 

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC còn nhiều hạn chế. Trước hết là chất lượng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở một số cơ quan, đơn vị chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chậm so với kế hoạch, còn hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng. Sự phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng giữa các đơn vị chưa thống nhất, đầu mối còn phân tán. Hệ thống văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên ngành. Đội ngũ quản lý về đào tạo, bồi dưỡng mỏng, thiếu tính chuyên nghiệp nên chất lượng tham mưu chưa cao. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thiếu những chuyên gia đầu ngành, người có trình độ chuyên môn cao. CSVC và kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Chương trình đào tạo đôi khi chưa phù hợp với nhu cầu người học. Tình trạng chạy theo bằng cấp, lựa chọn các ngành dễ thi, không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ vẫn diễn ra. Một bộ phận học viên chưa có ý thức học tập nghiêm túc, còn bỏ học.

 

Để chấn chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, theo ông Hoàng Mạnh Cường, Trưởng phòng Quản lý công chức (Sở Nội vụ), các đơn vị cần nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đào tạo. Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng tài liệu, phù hợp với vị trí việc làm, tạo hứng thú học tập cho học viên. Tăng kinh phí và tăng cường quản lý, giám sát các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng tham mưu ban hành các văn bản, chính sách, hướng dẫn liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Khi phối hợp mở lớp tại địa phương, cân nhắc kỹ việc chọn ngành nghề, đối tượng cử đi đào tạo, tránh tình trạng chạy theo bằng cấp, đào tạo cùng ngành nghề cho quá nhiều đối tượng hoặc đào tạo sau đại học ở các ngành, lĩnh vực chưa thật sự cần thiết cho mục tiêu phát triển của địa phương. Về phía người học, tinh thần đặt ra là học để làm chứ không phải học để biết. Theo Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Trọng cần gắn đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng công vụ, công chức và vị trí việc làm. Kiên quyết không cử đi học bằng ngân sách những trường hợp xin đi học theo nguyện vọng cá nhân, không phù hợp với yêu cầu công việc.

 

 

 

                                                                        Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục