Học sinh trường THCS thị trấn Đà Bắc trong giờ học môn tiếng Anh.

Học sinh trường THCS thị trấn Đà Bắc trong giờ học môn tiếng Anh.

(HBĐT) - Đội ngũ giáo viên đứng lớp - yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ở huyện Đà Bắc, cơ cấu giáo viên chưa thực sự đồng bộ, thừa - thiếu cục bộ giữa các môn, các khối. Việc sắp xếp, bố trí giáo viên dạy đủ số tiết theo quy định ở vùng núi cao này cũng là điều khó khăn.

 

Theo số liệu từ phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, phòng hiện quản lý 64 trường gồm: 20 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 15 trường THCS, 4 trường tiểu học và THCS, 2 trường phổ thông bán trú THCS. ở khối mầm non, theo Thông tư liên tịch số 71 ngày 28/11/2007 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: đối với nhóm trẻ, bình quân 1 giáo viên/8 trẻ, nếu nhiều hơn 5 trẻ được bố trí thêm 1 giáo viên. Đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú, 1 giáo viên/lớp từ 20-25 trẻ; lớp có trẻ bán trú, 2 giáo viên/lớp từ 25-30 trẻ. Năm học 2013-2014, trên địa bàn huyện có 70 nhóm trẻ với 1.045 trẻ (54 giáo viên), 126 lớp mẫu giáo bán trú với 2.757 em, 21 lớp không bán trú với 214 em (114 giáo viên), 100% trẻ học 2 buổi/ngày.

 

Ở khối tiểu học, theo Thông tư số 35 ngày 23/8/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập: trường tiểu học dạy 1 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,2 giáo viên/lớp; trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,5 giáo viên/lớp. Mỗi giáo viên dạy 23 tiết/tuần. Toàn huyện có 313 lớp (46 lớp học 1 buổi/ngày) với tổng số 442 giáo viên. Trong đó, 397 giáo viên dạy văn hoá, 14 giáo viên tiếng Anh, 8 giáo viên tin học, 6 giáo viên thể dục, 12 giáo viên âm nhạc và chỉ có 5 giáo viên mỹ thuật. Ở khối THCS, mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,9 giáo viên; mỗi giáo viên dạy 19 tiết/tuần. Các trường trong huyện có 111 lớp, 245 giáo viên. Trong đó, 57 giáo viên toán, 5 giáo viên lý, 5 giáo viên công nghệ, 12 giáo viên hoá, 23 giáo viên sinh, 6 giáo viên địa, 57 giáo viên văn, 3 giáo viên sử, 4 giáo viên giáo dục công dân, 24 giáo viên ngoại ngữ, 18 giáo viên thể dục, 11 giáo viên mỹ thuật, 9 giáo viên âm nhạc, 11 giáo viên dạy môn tự chọn.

 

Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Phạm Quốc Vinh cho biết: Đối chiếu theo các quy định, nếu tính chung tỷ lệ giáo viên/đầu lớp trong toàn huyện thì cơ bản đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các trường, các khối, các bộ môn. Ở khối mầm non, giáo viên còn thiếu và phải thực hiện hợp đồng 161 là 187 người. Trong khi đó ở bậc THCS, giáo viên lại thừa về số lượng, tính trung bình toàn huyện hiện nay có 2,2 giáo viên/lớp. Có những giáo viên chưa dạy đủ số tiết theo quy định nhưng cũng có trường hợp phải dạy 21 tiết/tuần. Vẫn tồn tại tình trạng thiếu giáo viên những bộ môn: hoá, sinh, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, địa. Cá biệt có giáo viên phải dạy chéo ban. Nhiều giáo viên phải dạy tại 2 - 3 trường như tại các cụm trường: Đồng Chum - Mường Chiềng, Đồng Nghê - Suối Nánh, Trung Thành  - Yên Hoà... Có giáo viên biên chế dạy môn hoá ở trường THCS thị trấn Đà Bắc nhưng tuần nào cũng phải vượt 40 km lên xã Tiền Phong để dạy.

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả khối THCS chỉ có 9 giáo viên âm nhạc, 5 giáo viên công nghệ nhưng có tới 21 điểm trường. Trong khi đó, đặc điểm của huyện Đà Bắc chủ yếu đồi, núi dốc, giao thông đi lại khó khăn. Trước đây đã từng có trường hợp giáo viên đi dạy giữa các trường bị đá lăn từ trên núi và tử vong. Đối lập với bức tranh đó là đội ngũ “hùng hậu” giáo viên các môn văn, toán, nhiều trường chỉ có 4 lớp nhưng được bố trí tới 3 giáo viên. Thiếu cục bộ giáo viên nhưng xem ra việc bố trí, sắp xếp cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Cụ thể như môn sinh, trường THCS Hào Lý và Giáp Đắt mỗi nơi đều có 4 lớp nhưng trường Hào Lý được bố trí 2 giáo viên, còn trường Giáp Đắt lại không có giáo viên nào.

 

Dân cư ở Đà Bắc thưa, sống rải rác nên mạng lưới trường lớp học cũng đặc biệt. Điển hình như trường tiểu học và THCS Mường Tuổng, cả trường chỉ có 31 học sinh chia thành 4 lớp. Trong đó, lớp 7 và lớp 9 mỗi lớp chỉ có 6 học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo dạy đủ tất cả các môn hay như ở bậc tiểu học, nhiều nơi phải dạy ghép 2 - 3 trình độ/lớp. Cũng có trường hợp, giáo viên dạy tại một trường, thiếu số tiết theo quy định nhưng dạy tại 2 trường lại thừa. Mặt khác, nhiều giáo viên xin chuyển về địa phương khác hay chuyển ngành cũng phá vỡ cơ cấu đội ngũ. Những khó khăn, bất cập trên đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, các ngành học, cấp học phát triển ổn định; tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giảm đáng kể. Huyện hoàn thành chuẩn PCGD cho trẻ mầm non 5 tuổi; PCGD tiểu học đúng độ tuổi nhưng chất lượng, hiệu quả giáo dục chậm chuyển biến, nhất là ở vùng khó khăn. Một số trường nhiều năm liền không có học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

 

Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên, phòng GD&ĐT huyện đã phối  hợp với phòng Nội vụ trong việc rà soát, điều chuyển. Trước mắt, bố trí các  giáo viên dạy chưa đủ số tiết kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ như thư ký hội đồng, công tác phổ cập giáo dục, Đoàn, Đội... Song đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài vẫn là một bài toán khó khi chỉ tiêu biên chế không có.

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

 

 

                      

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục