Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nêu con số này trước UBTVQH là “sai sót, sơ suất rất đáng tiếc” và trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT.

 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, tối 20-4, khẳng định trên VTV, ông không đồng tình về khoản khái toán lên tới 34 nghìn tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình, SGK mới.

Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, bình luận về con số 34 nghìn tỷ đồng mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dùng để đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, bản thân ông cũng thấy đó là khoản chi phi lý và lãng phí. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, con số này không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên UBTVQH.

Bộ trưởng cho biết, con số này xuất phát từ tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34 nghìn tỷ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất hơn 100 tỷ đồng.

100 tỷ đồng và 34 nghìn tỷ đồng là hai con số khác xa nhau, và Bộ trưởng có nói, đây là con số của các nhóm nghiên cứu đưa ra. Vậy tại sao đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nêu con số này trước UBTVQH là “sai sót, sơ suất rất đáng tiếc” và trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT.

Ông cho biết thêm, vào thời điểm UBTVQH họp, ông phải đi nước ngoài để giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN, nên không thể tham gia trực tiếp.

 

                                                                       Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục