Trường THCS xã Kim Truy (Kim Bôi) đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về CSVC, nhân lực cho năm học mới.

Trường THCS xã Kim Truy (Kim Bôi) đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về CSVC, nhân lực cho năm học mới.

(HBĐT) - Năm học 2014 – 2015, huyện Kim Bôi có 85 trường với 896 lớp, 23.432 học sinh, tăng 664 học sinh so với năm học 2013 – 2014. Trong đó, mầm non có 324 nhóm lớp, 8.306 học sinh; tiểu học 374 lớp, 8.925 học sinh; THCS 198 lớp, 6.202 học sinh. Phòng GD&ĐT huyện đã tích cực tham mưu, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới.

 

Đồng chí Đinh ThanhTùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Sự nghiệp GD&ĐT của huyện được đánh giá có nhiều khởi sắc. Toàn ngành tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang hoạt động tự học của học sinh. Chất lượng đại trà được nâng lên, đặc biệt là khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Các biện pháp giúp đỡ những chi trường vùng khó khăn được đẩy mạnh. Đã có giáo viên và học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện ở vùng khó khăn. CSVC phục vụ giáo dục được đầu tư, hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn. Trong năm đã xây mới được 22 công trình với 152 phòng học và phòng chức năng, trị giá trên 34 tỉ đồng; có 18 trường đạt cuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học dần đi vào ổn định. Số giáo viên đạt và vượt chuẩn tăng. Các chế độ, chính sách thường xuyên được quan tâm thực hiện đầy đủ đã động viên cán bộ, giáo viên yên tâm công tác. Tuy nhiên, công tác GD&ĐT vẫn còn những hạn chế. Một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong công việc. Công tác chỉ đạo của một số chi trường còn hạn chế. Chất lượng giáo dục giữa các cùng chưa đồng đều. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm nhưng vẫn còn 49 em. Điều kiện CSVC một số trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới, nhất là các chi trường mầm non vùng khó khăn chưa được xây dựng, phải học tạm, học nhờ. Đội ngũ giáo viên còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Ở bậc mầm non thiếu 54 cán bộ quản lý, nhân viên trong khi thừa 3 giáo viên. Ở cấp tiểu học thiếu 21 nhân viên nhưng thừa 7 giáo viên, cán bộ quản lý. Ở cấp THCS thiếu 59 nhân viên, cán bộ quản lý nhưng thừa 19 giáo viên. Đây cũng là năm học huyện phải cắt giảm 190 cán bộ, giáo viên hợp đồng theo quyết định của UBND tỉnh. Do vậy, số học sinh/lớp phải bố trí tăng hơn so với các năm học trước. Toàn huyện giảm 14 lớp nhưng tăng 664 học sinh. Có nơi phòng học chật hẹp, bàn học phải kê đến sát mép tường. 

 

Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế của năm học 2013-2014, phòng GD&ĐT đã rà soát số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường, kịp thời báo cáo UBND huyện để kiện toàn, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm theo quy định. Theo đó, đề xuất điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 20 trường hợp; điều động, luân chuyển, thuyên chuyển 77 giáo viên, nhân viên. Đối với những giáo viên thừa bố trí kiêm nhiệm các công việc như thư viện, thiết bị, đoàn đội… Có kế hoạch bố trí công việc phù hợp đối với 162 cán bộ, giáo viên đang chờ quyết định tuyển dụng, chủ yếu ở các môn: âm nhạc, mỹ thuật, tin học. Phòng cũng đã cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn của tỉnhtổ chức tập huấn cho giáo viên tại huyện. Các trường tổ chức ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh; thực hiện lao động, dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Huy động các nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học. Năm học mới, huyện được đầu tư 51 tỉ đồng xây dựng 24 công trình với trên 170 phòng học, nhà công vụ, phòng chức năng. Trong đó, ngân sách huyện đầu tư 23 tỉ đồng. Ngoài ra, các trường được đầu tư trên 1.000 bàn ghế, trị giá trên 2 tỉ đồng. Phấn đấu có thêm 5 – 7 trường học đạt chuẩn. Đến nay, các trường đã mua đầy đủ sách theo chương trình thí điểm mô hình trường học mới VNE để cung cấp cho học sinh. Toàn ngành phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thực hiện kỷ cương nền nếp; đổi mới căn bản toàn diện; nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục mở rộng mô hình trường học mới VNE. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học. Đối mới phương pháp dạy, học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học. Kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học. Tăng cường kiểm tra QLNN về giáo dục, xử lý nghiêm, kiên quyết các sai phạm và thông báo công khai trước công luận. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng gắn với hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.

 

Để chuẩn bị tốt cho ngày khai giảng, huyện huy động sự vào cuộc của các ngành, hội, đoàn thể, đơn vị chức năng vận động, huy động tối đa học sinh ra lớp và góp sức chỉnh trang trường lớp học. Tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân về ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường 5/9.

 

 

 

                                                               Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục