Hoạt động dã ngoại của học sinh nằm trong khoản thu Quỹ ban đại diện CMHS. Ảnh: Học sinh trường MN Tân Thịnh B đi dã ngoại.

Hoạt động dã ngoại của học sinh nằm trong khoản thu Quỹ ban đại diện CMHS. Ảnh: Học sinh trường MN Tân Thịnh B đi dã ngoại.

(HBĐT) - Đầu năm học cũng là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng sao cho đủ tiền đóng góp cho con. Trên địa bàn TP. Hòa Bình, tình trạng thu đầu năm học trái quy định hoặc chưa hợp lý năm học trước đã được chỉ đạo khắc phục quyết liệt để không tái diễn trong năm học 2014-2015. Thực tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, có trường vẫn còn tình trạng “lách” quy định để thu không đúng với tinh thần chỉ đạo. Không ít phụ huynh miễn cưỡng đồng ý nộp vì có tâm lý nghi ngại nếu không thì con mình sẽ bị “để ý”.

 

Chị Nguyễn Thị T. ở phường Thịnh Lang có 2 con đi học, cháu lớn học tiểu học, đứa bé học mầm non. Gia đình làm nông nghiệp nên khi đi họp phụ huynh nghe thông báo hàng chục khoản đóng góp cũng lo. Tính tất cả các khoản, số tiền phải nộp của đứa lớn cũng xấp xỉ 2 triệu đồng, đứa bé trên 1,2 triệu đồng. Nếu cộng thêm các khoản đầu năm học khác phải chi tiêu như sách, vở, cặp, đồng phục… gia đình phải chuẩn bị khoảng 5 triệu đồng. Các khoản này dồn hết vào đầu năm, đối với gia đình kinh tế khá tuy không lớn nhưng chật vật đối với các gia đình mức sống trung bình, cận nghèo. Còn chị Lê Thị H. ở phường Tân Thịnh có con học tiểu học tâm sự: Tính tất cả các khoản trong 2 lần nộp cũng lên đến khoảng hơn 2,3 triệu đồng. Trong cuộc họp phụ huynh, cô giáo đọc các khoản thu, ở dưới phụ huynh ai ghi thì ghi. Có khoản tiếng là tự nguyện nhưng gần như đã “áp” sẵn và ai cũng nộp, lẽ nào mình không tham gia; có khoản thì chỉ lớp tự thu.  

 

Đồng chí Kim Thị Hồng, Phó phòng GD&ĐT TPHB cho biết: Đầu năm học 2013-2014, phòng đã trả lại tờ trình thu các khoản thỏa thuận của 38/53 trường học trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu các trường không được áp mức thu bình quân mà do tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Đặc biệt, không được lập dự toán chi vào lễ, tết, hội họp, chúc mừng khai giảng các đơn vị bạn… mà chỉ dùng để chi cho học sinh. Những trường nào đã tổ chức thu trước phải trả lại cho phụ huynh. Cũng trong năm học đã có trường hợp một hiệu trưởng trường mầm non bị xử lý cách chức vì thực hiện không đúng quy định thu - chi. Để khắc phục những vấn đề trên, ngay từ trung tuần tháng 8/2014, phòng GD&ĐT đã phối hợp với Thanh tra thành phố tiến hành thanh tra 6 trường trên địa bàn về quản lý thu - chi tài chính và việc thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ. Qua đó đã phát hiện một số lỗi trong việc thu - chi quỹ thỏa thuận và quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh. Phòng đã kịp thời chấn chỉnh và ban hành Công văn số 396 về việc thống nhất quản lý các khoản thu năm học 2014-2015. Trong đó, đề nghị các trường lưu ý thông báo cụ thể các khoản thu theo quy định, thu hộ đến cha mẹ học sinh. Đối với quỹ thỏa thuận, căn cứ nhu cầu của học sinh, quyết toán thu - chi các loại quỹ năm học trước. Ban giám hiệu dự kiến các khoản thu - chi cho năm học này thông qua hội đồng trường, hội đồng sư phạm và thông báo các khoản thu dự kiến đến phụ huynh. Sau khi thống nhất, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) lập kế hoạch, báo cáo về phòng. Tất cả các khoản thu thỏa thuận đều được quản lý trên sổ sách kế toán của đơn vị. Các trường không được tự ý đặt ra các khoản thu trái quy định. Trong quá trình thanh - kiểm tra nếu phát hiện các khoản thu không có trong báo cáo, hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước phòng và pháp luật. Đối với quỹ ban đại diện CMHS, thực hiện theo Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT. Huy động từ sự ủng hộ tự nguyện của phụ huynh và nguồn tài trợ khác. Ban đại diện CMHS chịu trách nhiệm thu - chi, thực hiện chứng từ kế toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối với việc vận động đóng góp xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của trường, dụng cụ học tập, sinh hoạt của học sinh, thực hiện theo Công văn 6890 của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, cần thống nhất chủ trương, kế hoạch triển khai trong BGH, hội đồng nhà trường, ban đại diện CMHS. Lập kế hoạch công việc, dự trù kinh phí chi tiết và niêm yết công khai ít nhất 1 tuần để tiếp thu ý kiến đóng góp; báo cáo xin chủ trương và chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý của phòng. Thực hiện đầy đủ Thông tư 09 của Bộ GD&ĐT, Thông tư 21 của Bộ Tài chính về công khai tài chính. Thông báo đầy đủ công khai tại bảng tin nhà trường và công khai theo các thời điểm đã quy định. Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các khoản thu thỏa thuận theo quy định. Thực hiện các ý kiến chỉ đạo trên, đến nay các trường đã nộp thông báo các khoản thu và dự toán chi đến phòng. Qua kiểm tra, chưa phát hiện những khoản thu trái quy định. Song, trong tháng 10, phòng sẽ tiếp tục thanh tra việc quản lý thu chi học phí và các khoản thu ngoài ngân sách. Ngoài ra, phòng sẽ kiểm tra đột xuất một số trường. Nếu phát hiện những khoản thu trái quy định, chưa hợp lý hoặc thu nhưng không thể hiện trong sổ sách báo cáo, phòng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định.

 

                                                                                         

                                                                                P.V

 

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục