Các học viên thực hành nghề may tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

Các học viên thực hành nghề may tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

(HBĐT) - Được tham gia lớp dạy nghề may công nghiệp do Trung tâm Dạy nghề huyện Cao Phong mở, Đỗ Thị Thúy, xóm Giang, xã Bình Thanh tâm sự: Em vừa thi đại học xong mà không đỗ. Em nghĩ, không nhất thiết chỉ có cổng trường đại học mới có cơ hội tìm kiếm việc làm nên khi biết có lớp dạy nghề may được mở tại xã, em đăng ký học ngay. Mừng hơn là học xong sẽ được làm việc tại Công ty may xuất khẩu GGS. Nơi làm việc tại tỉnh, không phải đi lại xa xôi, đỡ tốn chi phí đi lại. Em nghe nói, mới vào thử việc Công ty đã trả 2,8 triệu đồng/người/tháng. Khi được nhận vào làm chính thức sẽ được trả lương cao hơn và hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước.

 

Đồng chí Phùng Sinh Kính, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Cao Phong cho biết: Đào tạo nghề theo địa chỉ là điểm mới trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của huyện năm nay. Trước khi mở lớp học nghề may công nghiệp, 3 bên gồm: Trung tâm Dạy nghề huyện, UBND xã và Công ty TNHH may xuất khẩu GGS ký cam kết. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề may, các học viên được cấp chứng chỉ và thử việc, nếu đạt sẽ được Công ty GGS nhận vào làm việc chính thức. Từ đầu năm đến nay, huyện đã mở được 2 lớp dạy nghề may công nghiệp với 50 học viên. Trong đó có 1 lớp mở ở huyện với sự tham gia của 25 học viên ở các xã Bắc Phong, Đông Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tây Phong; 1 lớp 25 học viên tại xã Bình Thanh. Hiện nay, lớp thứ nhất đã được Công ty nhận vào làm việc chính thức, lớp thứ 2 đang thử việc. Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, ngay từ đầu năm, huyện rà soát nhu cầu học nghề thực tế của người dân các xã, thị trấn để xây dựng kế hoạch mở các lớp cho phù hợp. Xác định thế mạnh phát triển kinh tế của huyện là trồng cây ăn quả có múi, phát triển chăn nuôi hàng hoá, huyện tập trung mở các lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo kế hoạch, năm nay, huyện mở 12 lớp dạy nghề, trong đó có 10 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 với tổng kinh phí 300 triệu đồng, 2 lớp do huyện đầu tư, kinh phí 90 triệu đồng. Đến thời điểm này, Trung tâm Dạy nghề huyện đã hoàn thành kế hoạch mở được 12 lớp. Trong đó có 2 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả có múi tại xã Thung Nai; 3 lớp kỹ thuật chăn nuôi, may công nghiệp, trồng cây ăn quả có múi tại xã Bình Thanh; 2 lớp kỹ thuật chăn nuôi tại xã Xuân Phong, Tân Phong; 2 lớp kỹ thuật trồng cây có múi tại xã Đông Phong, Yên Lập... Theo đánh giá của BCĐ thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, hầu hết số lao động nông thôn được học nghề đều có việc làm. Lao động nông thôn sau học nghề còn được tạo điều kiện vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành hộ khá.

 

 

 

                                                                            Linh Trang

 

 

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục