Giờ đọc sách của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú  THCS Mai Châu A.

Giờ đọc sách của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Mai Châu A.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Mai Châu đã đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học góp phần thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học và xây dựng xã hội học tập.

 

Cách đây vài chục năm, ở các bản, làng, thôn, xóm của huyện Mai Châu đã xây dựng nếp sinh hoạt “Tiếng kẻng học đêm”. Sau giờ ăn tối, các trưởng xóm, già làng đánh kẻng báo hiệu giờ học của con trẻ. Tất cả mọi sinh hoạt của người lớn đều phải nhường cho con em. Các gia đình có trẻ nhắc nhở con em vào bàn học. Dù làm bất cứ việc gì cũng không được gây tiếng ồn cho con trẻ học bài. Nhiều năm nay, tiếng kẻng được thay bằng tiếng trống ở các xã, bản. Với thị trấn dùng loa phát thanh thông báo. Sau giờ trống, làm thanh niên trong xóm thành lập 1 đội đi kiểm tra các hộ. Cháu nào ngồi vào bàn họcmà vẫn chơi, chống đối được nhắc nhở trên loa hoặc trong các buổi sinh hoạt của xóm. Như vậy từ nhân dân tạo thành thói quen dạy dỗ con em mình.

Không chỉ bó hẹp trong ngành giáo dục trong những năm qua, các cấp hội khuyến học cơ sở phối hợp cùng với trung tâm học tập cộng đồng tổ chức mở các lớp chuyên đề nâng cao kiến thức và kỹ năng sống theo phương châm Cần gì học nấy giúp cán bộ, hội viên thường xuyên học tập suốt đời. Nhiều cán bộ khuyến học tham gia vận động hội viên học tập làm giáo viên hướng dẫn tại các trung tâm học tập cộng đồng. ông Bùi Văn Trung, Trưởng Ban khuyến học Chi cục thuế huyện cho biết: Qua công tác khuyến học, chúng tôi nhận thức sâu sắc chỉ có học tập mới nâng cao được kiến thức để làm tốt công việc, nghiệp vụ, chuyên môn và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Thúc đẩy cả xã hội học tập không những chỉ có ích cho một tập thể hay 1 cá nhân phát triển mà còn có vai trò to lớn việc cập nhật tri thức, KHCN công nghệ tiên tiến của các quốc gia trên thế giới.  

Chị Vì Thị Oanh ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu cho biết: Tôi là người đã đi làm nhiều năm nay, dù công việc bận rộn đến mấy hàng ngày tôi cũng dành thời gian để họchọc bằng nhiều hình thức như đọc sách, tài liệu, tham khảo trên mạng. Có khi dành thời gian đi các nơi để tham quan học hỏi. Mình học để nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ không lạc hậu với thời đại. Học để làm việc.  

Ông Hà Việt Thùa, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mai Châu cho biết: Từ những phong trào khuyến học đã có sức lan tỏa ra cộng đồng. Số hộ gia đình, dòng họ, cộng đồng khuyến học trên địa bàn huyện không ngừng tăng. Đến nay, cả huyện đã có 3.278 gia đình hiếu học, 23 dòng họ khuyến học, 79 cộng đồng khuyến học với 11.785 hội viên. Các gương sáng điển hình mô hình hiếu học đã được phát triển đều khắp và lan tỏa nhân ra diện rộng đến các vùng sâu, vùng cao của huyện. 23/23 xã thị trấn có Hội khuyến học và cán bộ chuyên trách. Cả huyện đã có 97,5% dân số xóa mù chữ, 100% cán bộ, công chức được đào tại chỗ đáp ứng tiêu chuẩn quy định, 52,4% cán bộ công chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành theo vị trí công việc, 66,5% công nhân lao động tại các khu chế xuất, KCN có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương.  

Với những nỗ lực trong công tác khuyến học trong thời gian qua Hội Khuyến học huyện đã được T.Ư Hội khuyến học tặng cờ thi đua xuất sắc, 18 bằng khen, 8 kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khuyến học Công tác khuyến học góp phần đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo cơ hội, điều kiện cho người dân trong học tập, nâng cao trình độ, mở mang tri thức, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

 

                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục