(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức trong 4 ngày (mùng 1, 2, 3 và 4/7/2016). Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư tổ chức: Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ do trường ĐH chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT (gọi tắt là cụm thi ĐH); Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH (gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp). Tùy tình hình cụ thể của địa phương, có thể chỉ tổ chức cụm thi ĐH.

 

lý, vật lý, hóa học, sinh học và ngoại ngữ. Các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn vật lý, hoá học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.

  Đối với thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đăng ký dự thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Những thí sinh không được học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được phép chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.  

 Với thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ: Đăng ký dự thi 4 môn tối thiểu và đăng ký dự thi  thêm các môn khác để xét tuyển sinh.  

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đăng ký dự thi để xét tuyển sinh ĐH, CĐ: Đăng ký dự thi các môn để xét tuyển sinh.

 

                                                  (Nguồn: Bộ GD&ĐT)       

                                                                                               

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục