(HBĐT) - Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 1/2017 đến nay, tại Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có tỉnh Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam. Thông tin từ Cục Thú y, trong nước xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N1, A/H5N6 tại các tỉnh: Nam Định, Đồng Nai, Sóc Trăng và Quảng Ngãi. Ngay khi có công điện của Bộ NN & PTNT vào trung tuần tháng 2 về tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam, tỉnh ta đã có văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9 trên địa bàn.

 

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT nhận định: Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở trong và ngoài nước cùng những diễn biến phức tạp của thời tiết đầu vụ xuân - hè có dấu hiệu ấm lên là điều kiện bất lợi dễ bùng phát, lây lan cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm 2012 - 2014, tại một số địa bàn như xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm. Để dập dịch, ngăn chặn sự lây lan của ổ dịch, tỉnh ta phải huy động nguồn lực không nhỏ về nhân lực, vật tư, phương tiện. Với tình hình dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở các địa phương, việc cần làm ngay là ngăn ngừa xâm nhiễm, triển khai các biện pháp phòng - chống dịch với phương châm tích cực và chủ động.

 

Chốt kiểm dịch tại xã Yên Mông tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật ngăn ngừa dịch bệnh gia cầm từ các tỉnh ngoài vào địa bàn thành phố Hòa Bình.

 

Với sự tập trung chỉ đạo của Sở NN & PTNT, các huyện, thành phố đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm. Cụ thể là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi về tác hại, sự nguy hiểm của các chủng vi rút cúm gia cầm thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Mạng lưới thú y cơ sở tuyên truyền, nhắc nhở người dân chủ động phòng dịch. Trường hợp có gia cầm chết, ốm bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để xử lý, không vứt xác gia cầm bị ốm, chết bừa bãi làm dịch lây lan. Bên cạnh đó, các lực lượng phối hợp gồm công an, quản lý thị trường, thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm dịch động vật tại gốc, tổ chức tốt việc kiểm soát giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ.

 

Đặc biệt, nhằm nỗ lực ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhiễm dịch cúm gia cầm từ bên ngoài, 10 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các huyện, thành phố đang duy trì các lực lượng kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia cầm từ các tuyến giao thông trọng yếu vào địa bàn với chế độ trực 24/24 giờ, chú trọng kiểm soát chặt ở cao điểm lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong khoảng từ 2h – 9h sáng các ngày trong tuần. Mặt khác, các địa phương thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực có bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi phiên chợ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

 

Hiện nay, TP Hòa Bình là một trong những địa phương triển khai tích cực các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm. Ngoài duy trì chốt kiểm dịch, thành phố thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện biện pháp phun khử trùng tiêu độc ở các điểm buôn bán, giết mổ gia cầm, giám sát tại các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và nơi có nguy cơ phát sinh dịch cao.

 

Trên quy mô toàn tỉnh, để ứng phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh vụ xuân - hè nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm, Sở NN & PTNT đã làm tờ trình Sở Tài chính để trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt ngân sách triển khai Tháng chiến dịch phun tiêu độc khử trùng phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích cần phun tiêu độc khử trùng khoảng 10.000.000m2.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục