(HBĐT) - Nếu như trước đây đau dạ dày ở trẻ em thường rất hiếm gặp thì hiện nay, đau dạ dạy ở trẻ em ngày càng gia tăng và bệnh xuất hiện ở cả các em nhỏ lứa tuổi mầm non.

 

Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, năm 2016, Bệnh viện khám, chẩn đoán và điệu trị  cho 1.437 lượt bệnh nhân dưới 15 tuổi bị đau dạ dày, tá tràng, trong đó điều trị nội trú 207 lượt bệnh nhân. Riêng tháng 1/2017, Bệnh viện đã khám cho 145 lượt bệnh nhi và điều trị cho 11 lượt bệnh nhi bị đau dạ dày, tá tràng. Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Trong các bệnh lý về dạ dày có 3 bệnh hay gặp nhất: viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. 3 bệnh này liên quan mật thiết với nhau, viêm bao giờ cũng đi trước, dần đến loét và tiến triển thành ung thư. Trẻ em chủ yếu bị viêm dạ dày là chính, loét rất hiếm gặp.

 

 

Bác sỹ Đinh Thị Diệu khám cho trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa.

 

Nguyên nhân được xác định gây đau dạ dày ở trẻ em là do trẻ bị nhiều áp lực như: học quá tải; căng thẳng, lo lắng nhiều dẫn đến strees; trẻ bị bố mẹ ép ăn quá nhiều, không tiêu hóa kịp; vừa ăn vừa chơi điện thoại, xem tivi… Ngoài ra, nguyên nhân thứ hai là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) thường phát tán trong môi trường, sau đó bằng nhiều cách xâm nhập vào thực phẩm rồi vào cơ thể con người gây bệnh. Việc nhiễm vi khuẩn HP thường bắt đầu khi còn nhỏ, có khi 1-2 tuổi đã mắc, gặp nhiều nhất là khi trẻ 7- 8 tuổi. Trẻ bị viêm dạ dày từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh suốt đời, việc điều trị khó hơn và bệnh dễ tái phát nên vấn đề quan trọng là cần phát hiện sớm để được điều trị tích cực, kịp thời.

 

Các biểu hiện thường gặp là: khi bị viêm dạ dày, trẻ không muốn ăn hoặc ăn không được vì đau, cảm giác khó chịu, đầy bụng sau ăn hoặc nếu có ăn được thì thức ăn không được nghiền trộn và chuyển hóa tốt, kết quả là cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể suy yếu. Biểu hiện rõ nhất là trẻ thường mệt mỏi, da xanh, gầy sút, uể oải, hoa mắt, hay hồi hộp, căng thẳng, mất tập trung. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm dạ dày thường có biểu hiện đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ thường không giống người lớn. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như chuối, đu đủ. Mặt khác, cơn đau bụng do viêm dạ dày ở trẻ em diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị, không có triệu chứng đau âm ỉ, ợ chua như bệnh dạ dày ở người lớn. Cũng có trường hợp trẻ đau bụng dữ dội, trẻ lăn lộn giống với triệu chứng đau do giun chui ống mật nên các bậc cha mẹ tưởng con mình bị đau bụng do giun. Trường hợp viêm dạ dày ở trẻ có biểu hiện rất rõ là đau bụng tái diễn, nôn và buồn nôn, đi đại tiện ra máu tươi hoặc phân đen như bã cà phê.

 

Theo bác sĩ Đinh Thị Diệu, viêm dạ dày kéo dài, không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, chảy máu dạ dày... ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí lực của trẻ. Thậm chí, viêm dạ dạy trong thời gian kéo dài có thể dẫn tới loét dạ dày và ung thư dạ dày, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của trẻ. Hiện nay kỹ thuật nội soi dạ dày là một phương pháp hữu hiệu mang lại kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Việc điều trị viêm dạ dày có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm do không nhiễm và nhóm nhiễm vi khuẩn HP. Tùy theo phân loại này mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Nhiều loại thuốc tốt thế hệ mới có tác dụng điều trị cả nguyên nhân lẫn triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn HP. Đồng thời cần thay đổi, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhi. Cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn là không nhỏ. ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi, ăn đúng bữa, không ăn quá no, không ăn quá khuya, không vừa ăn vừa chạy nhảy, vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử... Khi có các triệu chứng về tiêu hóa như: đau bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn, tiêu chảy, táo bón... cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

 

 

                                                                                Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục