(HBĐT) - Đồng chí Lê Văn Phong, Trạm trưởng Trạm chăn nuôi - thú y TP Hòa Bình cho biết: Xác định nguy cơ lây lan dịch bệnh H5N1 và H7N9 là rất cao, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và TP Hòa Bình đã ban hành chỉ thị, công điện, công văn chỉ đạo về vấn đề này. Thành phố yêu cầu các ngành liên quan và UBND các phường, xã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

 

Theo đó, Trạm Chăn nuôi -  Thú y thành phố đã thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi phòng dịch bệnh gia cầm  tại các xã, phường có hoạt động chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm. Chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi tiêm vắc xin cho đàn gia cầm mới ấp nở, tái đàn. Đồng thời, chuẩn bị vật tư hóa chất, vắc xin cúm gia cầm để chủ động ứng phó nếu có dịch xảy ra.

  Cán bộ chốt kiểm dịch động vật liên ngành TP Hoà Bình phun hoá chất tiêu độc, khử trùng trước khi thương lái đưa gia cầm vào thành phố tiêu thụ.

Một trong những biện pháp quan trọng là kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia cầm nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển gia súc, gia cầm không đúng quy định. ông Nguyễn Tiến Công, cán bộ chốt kiểm dịch động vật liên ngành của TP Hòa Bình tại xã Yên Mông cho biết: Chốt kiểm dịch gồm các lực lượng: thú y, công an, quản lý thị trường thay nhau túc trực 24/24 giờ để kiểm soát việc lưu thông vào địa bàn thành phố. Cùng với kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ, lực lượng liên ngành đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật đến những người buôn bán, vận chuyển gia cầm.

Với dân số trên 95.000 người, tại 15 xã, phường  của thành phố có tới 12 chợ lớn, nhỏ. Trong đó, các hộ chăn nuôi của chỉ đáp ứng được hơn 25% nhu cầu về gia súc, gia cầm của người tiêu dùng. Do vậy, nguồn thực phẩm như gà, vịt, lợn, chim… đa số được vận chuyển từ các huyện và các các tỉnh khác về. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên nhận thức và ý thức về phòng, chống dịch bệnh của những người buôn bán, vận chuyển gia cầm cùng người tiêu dùng đã có chuyển biến rõ rệt.

Bà Lê Thị Mến, người chuyên vận chuyển gà từ Phú Thọ về   bán tại chợ Phương Lâm cho biết: Từ công tác tuyên truyền của ngành thú y và thông qua    phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi nhận thức rõ nguy cơ, tác hại của dịch cúm gia cầm. Vì vậy, khi mua, bán, vận chuyển chúng tôi đều chọn gia cầm khỏe mạnh. Chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về kiểm dịch khi vận chuyển cũng nhưng quá trình kinh doanh.

Hiện, tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến ngày càng phức tạp. Tuy nhiên công tác phòng - chống dịch trên địa bàn thành phố còn không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ. Từ năm 2016, tỉnh lộ 434 đã chuyển thành quốc lộ 70B. Do vậy lực lượng liên ngành tại chốt  kiểm dịch chỉ có thể kiểm tra khi xác định rõ đối tượng vận chuyển gia cầm bằng mô tô, xe máy, không có quyền kiểm tra các loại phương tiện khác như xe tải, xe khách. Cơ sở vật chất, phương  tiện chốt kiểm dịch liên ngành còn tạm bợ, thiếu thốn. Việc xác định nguồn gốc gia cầm rất khó khăn  vì những người buôn bán, vận chuyển với số lượng chỉ từ 30 - 40 con, chốt kiểm dịch không có   thiết bị máy móc mà hoàn toàn bằng trực quan, nguy hiểm hơn là gia cầm mắc dịch H7N9 nhìn bề ngoài vẫn khoẻ mạnh bình thường. Lực lượng mỏng, địa bàn rộng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN về chăn nuôi, thú y… Sớm khắc phục những vấn đề đó, chắc chắn công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và QLNN về chăn nuôi thú y trên địa bàn TP Hòa Bình sẽ chặt chẽ và đạt hiệu quả cao hơn.

                                                                             Đức Phượng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục