(HBĐT) - Bệnh nhân Bùi Văn Hùng, cư trú tại xóm Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) 53 tuổi có 32 năm hút thuốc lá… Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được các bác sỹ tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên nhân có liên quan đến sử dụng thuốc lá.

 

Ông Hùng chia sẻ: “Ban đầu tôi hút thuốc lá chỉ để cho vui nhưng về sau thành thói quen rồi nghiện nặng lúc nào không biết. Trên tay hầu như lúc nào cũng cầm điếu thuốc. Bình quân mỗi ngày tôi hút hết 1 bao, khi cao điểm có ngày lên đến 2 bao thuốc”.

 

Ông Bùi Văn Hùng, xóm Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) được bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh chăm sóc trong quá trình điều trị.

  

Nói đến tác hại của thuốc lá nhiều người tỏ thái độ không hài lòng và cho rằng: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. Nhưng hậu quả của khói thuốc để lại không chỉ bản thân người hút phải gánh chịu. Đối với trường hợp bệnh nhân Hùng, thuốc lá đã cướp đi của ông thứ quý giá, đó là sức khỏe. ông phải nhập viện nhiều lần vì chứng bệnh ho, khó thở. Việc nặng trong nhà đều không thể làm được, kinh tế sa sút, gia cảnh đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Gia tài gia đình ông còn lại chẳng có gì đáng giá. Trong gia đình có hai vợ chồng ông với một người con trai, cả hai ông bà thường xuyên đau ốm nên kinh tế gần như như bị khánh kiệt. Tuy nhiên, một thời gian không lâu sau khi phát hiện ra bệnh ung thư vòm họng, người vợ cũng ra đi. Giờ đây, trong gia đình chỉ có hai người đàn ông nương tựa vào nhau.

 

Dù đã được gia đình khuyên bỏ thuốc lá nhiều lần nhưng với ông nếu không hút thì không thể chịu được, cảm giác dường như mất thứ gì đó nên dù quyết tâm lắm nhưng ông vẫn ngày ngày sử dụng nó như một thói quen đã ăn sâu vào máu.

Giờ đây, khi căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của ông đã ở giai đoạn nặng và mắc thêm bệnh tăng huyết áp, ông mới nhận ra tác hại của thuốc lá và quyết tâm từ bỏ. Dẫu biết rằng “quay lại là bờ” nhưng không phải cái gì nhận ra và sửa chữa mọi chuyện cũng có thể trở về vị trí ban đầu. Giờ đây, ông Hùng không còn cầm trên tay điếu thuốc lá, ông đã quyết tâm từ bỏ nhưng những thứ ông đã mất đi không bao giờ lấy lại được. Nỗi buồn luôn thường trực trên đôi mắt người đàn ông nghèo khó này.

 

Tác hại, mất mát từ thuốc lá ai cũng hiểu. Song đừng để đến khi quá muộn mới nhận ra. Vì một tương lai tươi sáng, vì một cuộc sống hạnh phúc không khói thuốc lá và nói không với các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.

 

                                                                         Minh Thủy

                                                          (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục