(HBĐT) - Những năm trước, cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu không đồng bộ, sắp xếp không hợp lý tạo ra những bất cập như: khu chờ khám chật chội, thiếu ghế, nóng bức; khu xếp hàng lấy số thường đông, lộn xộn, không theo hàng lối; không có biển chỉ dẫn từ Khoa Khám bệnh đến các khoa lâm sàng; buồng khám chưa liên hoàn nên thời gian khám bệnh lâu.

 

Là bệnh viện hạng 3 với quy mô 250 giường bệnh, 115 cán bộ, công nhân viên chức, có 4 phòng chức năng và 10 khoa của Bộ Y tế về. Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu có chức năng khám - chữa bệnh cho nhân dân 3 huyện của Hòa Bình, một số xã giáp ranh của tỉnh Sơn La và Thanh Hóa. Triển khai đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu đã giao nhiệm vụ cải tiến theo tiêu chí  chất lượng tới từng cá nhân, tập thể. Tập huấn quy trình tiếp đón, kỹ năng giao tiếp tư vấn khách hàng, tổ chức ký cam kết, thực hiện các nội dung cam kết. Làm dải phân cách nơi khám bệnh, bố trí cửa ưu tiên khám bệnh cho các đối tượng theo quy định và tăng cường biển báo, biển chỉ dẫn tới các khoa, phòng. Trang bị thiết bị, tivi, ghế chờ cho bệnh nhân và người nhà ở khu khám bệnh. Bố trí phòng cấp cứu tại Khoa Khám bệnh đủ rộng, linh hoạt đủ phương tiện tối thiểu để cấp cứu kịp thời. Lập đường dây nóng ở những nơi dễ thấy, tôn trọng, lắng nghe ý kiến phản ánh bức xúc của người bệnh và người nhà bệnh nhân.

 

Y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu chăm sóc bệnh nhân tận tình tạo sự hài lòng của người bệnh.

 

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, lắng nghe khách hàng, bệnh viện đã đặt hòm thư góp ý tại nơi đông người qua lại, nơi người dân dễ tiếp cận tại các khoa. Xử lý kịp thời phản ánh của người dân thông qua hòm thư góp ý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, ứng dụng CNTT để trả    kết quả cận lâm sàng cho các bác sĩ   khám bệnh. Đảm bảo sau khám cho 5-10 bệnh nhân, Khoa Cận lâm sàng trả kết quả cho bác sĩ khám bệnh một lần. Đầu tư máy tính, Internet giúp nhân viên y tế làm việc hiệu quả hơn. Thực hiện 5S tại các phòng hành chính giúp thuận tiện, sạch sẽ hơn. Bệnh nhân được điều trị trong môi trường tốt nhất.

 

Chị Lò Thị Quyết ở xã Chung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu. Trước khi đến đây nhiều người nói nên đưa chồng tôi lên tuyến trên nhưng vào đây tôi thấy các y, bác sĩ quan tâm chăm sóc tận tình. Cả gia đình tôi thấy yên tâm, chồng tôi hồi phục bệnh nhanh. Tôi hài lòng từ những hành động đưa bệnh nhân đến làm thủ tục nhanh gọn rồi cấp cứu ngay. Người nhà bệnh nhân đến chăm sóc có đầy đủ trang thiết bị sử dụng và chỗ nghỉ ngơi… 

 

Ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cho biết: Qua thời gian triển khai Đề án của Bộ Y tế đã rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Với bệnh nhân khám không làm xét nghiệm, giảm từ 50 phút xuống còn 35 phút, khám bệnh làm một xét nghiệp giảm từ 70 phút còn 60 phút, khám bệnh làm trên 2 lần xét nghiệm giảm từ 100 phút còn 70 phút. Qua đánh giá chất lượng dịch vụ tổng thể tăng từ 76% năm 2015 lên 81% năm 2016, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân từ 70% lên 81%; tinh thần thái độ phục vụ cán bộ, nhân viên từ 75 lên 82,6%. Chúng tôi phấn đấu trong thời gian tới sẽ cải thiện môi trường làm việc, thái độ để người bệnh hài lòng hơn nữa và xứng đáng là một bệnh viện khu vực Tây Bắc.

 

 

                                                                     Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục