(HBĐT) - Tính đến ngày 31/3/2017, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, (bảo hiểm thất nghiệp) BHTN toàn tỉnh là 81.279 triệu đồng. Trong đó có 563 đơn vị nợ trên 3 tháng với tổng số tiền 83.912 triệu đồng. Có 94 đơn vị khó thu (mất tích, chủ bỏ trốn, khoanh nợ) với số tiền 28.976 triệu đồng. BHXH tỉnh đang triển khai đồng bộ giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm.

Cán bộ Phòng Khai thác và Thu nợ (BHXH tỉnh)  cập nhật danh sách  đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN  trên 3 tháng.

 

Khởi kiện ra tòa áncác doanh nghiệp nợ chây ỳ

 

Thực hiện quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh trong việc trao đổi thông tin, tài liệu để  khởi kiện ra tòa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tỉnh đang phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp khởi kiện các đơn vị nợ đọng kéo dài ra tòa án. Hiện nay, Tòa án nhân dân TP Hòa Bình đã thụ lý 3 hồ sơ khởi kiện gồm: Công ty CP Đầu tư Thương mại Hưng Long có trụ sở tại phường Tân Hòa (TPHB) nợ 13 tháng với tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, lãi chậm đóng trên 813 triệu đồng; Công ty CP Dược- Thiết bị y tế Hòa Bình có trụ sở tại phường Đồng Tiến (TPHB), nợ 22 tháng với tổng số tiền trên 1,6 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Hòa Bình có trụ sở tại phường Đồng Tiến  nợ 72 tháng với tổng số tiền trên 1,8 tỷ đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Phó trưởng phòng khai thác và thu nợ (BHXH tỉnh) cho biết: Hiện nay, Tòa án Nhân dân thành phố đã thụ lý 3 hồ sơ khởi kiện. Trong tháng 4, tòa án sẽ triệu tập các đương sự đến và tháng 5 sẽ xét xử. Đây là 3 đơn vị khởi kiện theo quy định mới. Từ 3 đơn vị này, cơ quan BHXH sẽ phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp đồng loạt khởi kiện 47 đơn vị nợ đọng chây ỳ theo danh sách các huyện, thành phố.

 

Đồng bộ giải pháp căn cơ

 

BHXH Việt Nam đã có Công văn số 741/BHXH-BT ngày 13/3/2017 về việc giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN gửi BHXH các huyện, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung chủ yếu như: Thường xuyên báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác thu, thu nợ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT. Thực hiện các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ BHXH, BHYT có hiệu quả, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ hàng quý theo chỉ tiêu được giao. Hàng quý báo cáo kết quả thu nợ BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam để làm căn cứ đánh giá thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân. Trong đó, tỉnh Hòa Bình được giao giảm tỷ lệ nợ từ 4,40% (quý I); 4% (quý II), 3,08% (quý III) và 2,67% (quý IV) năm 2017.

 

 Theo đồng chí Nguyễn Duy Thường, để làm tốt công tác quản lý, đôn đốc thu nợ BHXH, đối với Ngân sách Nhà nước nợ, để hoàn thành kế hoạch được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh lập kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định. Tăng cường thu tiền BHYT, BHTN do ngân sách Nhà nước chi trả. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực đôn đốc thu nợ tại các đơn vị sử dụng lao động, BHXH tỉnh, BHXH huyện, thành phố tăng cường phối hợp với cơ quan Tài chính, Lao động chuyển đủ kinh phí được cấp; hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ đọng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, khối Đảng, đoàn thể, xã, phường và kịp thời báo cáo UBND tỉnh về tình hình ngân sách Nhà nước còn phải đóng, hỗ trợ đóng BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.

 

Đối với đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, thực tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với BHXH, đồng thời, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục BHXH. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý nợ, đôn đốc thu nợ bảo hiểm. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra, đôn đốc thu nợ bảo hiểm. Định kỳ hàng quý kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam, UBND tỉnh, huyện về tình hình nợ đọng BHXH và tham mưu UBND tỉnh, huyện trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

 

Có một thực tế là từ lâu, khối Tổng công ty Sông Đà đã được ngành chức năng đôn đốc thu nợ nhiều lần nhưng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Nguyên nhân vì khối này chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiếu vốn, lãi suất vay vốn cao, thu hồi vốn khó khăn; trụ sở khối lại không đóng trên địa bàn tỉnh, các công ty con hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty nên tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của khối chiếm tỷ lệ cao so với bình quân chung của tỉnh.

 

Xuất phát từ những khó khăn trên, ngày 21/3/2017, Phòng Khai thác và thu nợ phối hợp với Phòng Quản lý tham mưu (BHXH tỉnh) làm việc với BHXH thành phố Hà Nội dưới sự chủ trì của Ban thu (BHXH Việt Nam) đã thống nhất nội dung bàn giao số đơn vị và số dư nợ BHXH, BHYT, BHTN các đơn vị thuộc khối Tổng công ty Sông Đà về thành phố Hà Nội thực hiện thu và thu nợ với tổng số tiền trên 25 tỷ đồng. Việc thực hiện bàn giao các đơn vị khối Tổng công ty Sông Đà về BHXH thành phố Hà Nội sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nợ bảo hiểm của tỉnh.

 

 

 

                                                                           H.L

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục