(HBĐT) - Trong 3 năm ( 2014-2016), toàn huyện có 46 cặp tảo hôn, một con số đáng lưu ý đối với những người làm công tác quản lý Nhà nước về y tế, dân số tại huyện Kỳ Sơn. Bởi có tuyên truyền, vận động, kể cả “phạt”, nhưng nạn tảo hôn ở Kỳ Sơn vẫn chưa có điểm dừng.

Đại diện Đoàn thanh niên xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) trò chuyện, tuyên truyền kiến thức về bình đẳng giới, sự phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi vị thành niên cho học sinh trường THCS xã Hợp Thịnh.

Theo thống kê của UBND huyện Kỳ Sơn, các xã có vấn nạn tảo hôn cao nhất trong 3 năm qua là: Dân Hạ; Mông Hóa, Yên Quang mỗi xã có 8 cặp. Tiếp đó là Hợp Thịnh 5 cặp, Độc Lập, Hợp Thành, mỗi xã 4 cặp… 

 Nhiều người vẫn nghĩ vấn nạn tảo hôn chủ yếu xảy ra trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con em ít được học hành chu đáo. Tuy nhiên, qua khảo sát những năm gần đây cho  thấy đã có sự chuyển dịch. Ví như ở xã Dân Hạ, năm 2014 có 2 cặp tảo hôn, trong đó 1 cặp là người dân tộc thiểu số và 1 cặp là dân tộc Kinh. Năm 2015, xã này cũng có 2 cặp tảo hôn, trong đó 1 cặp là người dân tộc thiểu số và 1 cặp là người Kinh; năm 2016 có 1 cặp tảo hôn là người dân tộc thiểu số. 

Nhiều cặp tảo hôn là con em các gia đình khá giả và đang ngồi trên ghế nhà trường.  Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn, theo đồng chí Nguyễn Đình Lương, Trưởng phòng Y tế huyện Kỳ Sơn là do: Việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ. Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều tới tâm lý, tình cảm của con em mình khi bước vào độ tuổi vị thành niên. Trong thời đại thông tin đại chúng phát triển mạnh, trẻ vị thành niên dễ dàng cập nhật phim ảnh, băng đĩa… không lành mạnh dẫn đến  việc quan hệ tình dục sớm và có thai ngoài ý muốn, buộc gia đình phải tổ chức lễ cưới…

Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người phụ nữ (khi phải làm vợ, làm mẹ quá sớm) mà hệ lụy của nó còn được phân tích ở nhiều góc cạnh, trong đó có việc góp phần làm gia tăng số vụ ly hôn trên địa bàn. Đồng  chí  Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn bày tỏ trăn trở: Những năm gần đây, số vụ ly hôn trên địa bàn huyện luôn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 có 43 cặp ly hôn; năm 2015 có 54 cặp và năm 2016 là 73 cặp.  Đáng chú ý độ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng ngày càng trẻ, chủ yếu ở lứa tuổi 20-30. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình. Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy, tảo hôn đã trở thành thực trạng và  cần có sự can thiệp kịp thời. Theo đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện: Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, nhấn mạnh vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức, chuyển biến hành động và từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Huyện Đoàn và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn” tại một số trường học… tuy nhiên, hiệu quả chưa rõ nét, tình trạng tảo hôn vẫn tăng ở một số xã. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác gia đình hàng năm. Giao chỉ tiêu duy trì các CLB gia đình phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo hạ thấp tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống  trên toàn huyện, đặc biệt là các xã có tỷ lệ tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Đưa các nội dung thực hiện về DS-KHHGĐ, đặc biệt là vấn đề tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên vào các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, kế hoạch công tác hàng năm của UBND, UBMTTQ huyện và các ngành, đoàn thể. Một mặt, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

 

                                                                             Thúy Hằng

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục