(HBĐT) - Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề đang đặt ra bức thiết trong đời sống xã hội hiện nay. Nhân tháng hành động vì ATTP năm 2017, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lê Toàn Sáu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh.


P.V: Xin đồng chí cho biết vấn đề ATTP đang gặp phải những thách thức, khó khăn gì?

Đồng chí Lê Toàn Sáu: ATTP là vấn đề nhức nhối trong xã hội, không chỉ riêng ở tỉnh ta mà trong phạm vi cả nước và toàn cầu. Đồng thời là mối quan tâm, lo lắng của NTD vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của tất cả mọi người. 


Với phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhóm sản xuất rau xóm Trại Hòa – xã Hợp Hòa (Lương Sơn) đã đưa ra thị trường chuỗi sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, ATTP.

Hiện nay, một bộ phận người sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại thức ăn tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy - hải sản, thuốc kích thích tăng trưởng cho các loại rau xanh, các chất cấm trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản hoặc các loại hóa chất trong tẩy rửa cá, thịt ôi thiu… Một tình trạng khác cũng khá phổ biến đó là sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và các nguồn nước bị ô nhiễm để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều lần mức độ cho phép, thực phẩm không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh và đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của NTD. 

Về phía NTD, việc nhận biết thực phẩm an toàn với thực phẩm không an toàn hiện nay hết sức khó khăn. Một bộ phận NTD, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nhận thức về ATTP còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn tiêu dùng thực phẩm an toàn. Trong khi đó, về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, công tác kiểm tra, kiểm soát không thể tiến hành thường xuyên, liên tục mà thường tổ chức theo từng đợt, từng chuyên đề, phương tiện phục vụ kiểm tra, kiểm nghiệm hạn chế... Theo thống kê của Sở Công Thương, trong thời gian từ tháng 5/2016 – 5/2017, Chi cục QLTT đã thanh tra, kiểm tra 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh về công tác ATTP, phát hiện 185 vụ vi phạm, tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu tiêu hủy trị giá trên 300 triệu đồng. Sở NN & PTNT đã chỉ đạo chi cục chuyên ngành kiểm tra định lượng 376 mẫu nông, lâm, thủy sản, kết quả 18 mẫu không đảm bảo ATTP, chiếm tỷ lệ 4,78%, trong đó có 9 mẫu thịt lợn có kháng sinh vượt ngưỡng, 1 mẫu giò chả chứa chất cấm hàn the, 1 mẫu rau có kim loại nặng chì vượt ngưỡng, 7 mẫu thủy sản có kháng sinh cấm. 

P.V: Trước những quan ngại về thực trạng ATTP hiện nay, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã có những giải pháp gì để giúp cho NTD trong tiêu dùng thực phẩm?

Đồng chí Lê Toàn Sáu: ATTP là công tác được Hội Bảo vệ quyền lợi NTD đặc biệt quan tâm. Với chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh giao cho, Hội đã triển khai một số công việc trọng tâm, cụ thể là phối hợp với các sở, ngành, các địa phương mở lớp tập huấn, phối hợp chặt chẽ với Báo Hòa Bình, Đài PT -TH tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, phương pháp nhận biết nhanh hàng thật - hàng giả của một số loại hàng hóa để nâng cao nhận thức cho nhân dân trong tỉnh. Nâng cao chất lượng, cải tiến phương pháp tư vấn tiêu dùng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của NTD khi bị xâm hại. Đồng thời thông tin rộng rãi cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có vi phạm về ATTP để người dân biết. Trong 5 tháng đầu năm 2017, Hội đã tổ chức 4 lớp tập huấn về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản pháp luật liên quan, kỹ năng nhận biết hàng giả đối với một số loại hàng hóa thông qua phần mềm ichex và kiểm tra mã vạch trên hàng hóa cho 200 lượt người. Ngoài ra, Hội thường xuyên tổ chức các đợt khảo sát thị trường để nắm tình hình về ATTP tại các chợ, các địa phương, kịp thời có ý kiến, kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát để chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm ATTP đối với NTD. Chỉ đạo các chi hội bảo vệ quyền lợi NTD các huyện, thành phố triển khai điểm và phân công cán bộ tư vấn, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của NTD, tạo thuận lợi cho người dân khi bị xâm hại về ATTP cũng như quyền lợi trong các lĩnh vực tiêu dùng nói chung. Trong tháng hành động, Hội phối hợp với tổ chức AV quốc tế tổ chức hội nghị liên kết giữa vùng trồng rau sạch của huyện Đà Bắc với siêu thị AP PLAZA, siêu thị Vì Hòa Bình, Công ty kinh doanh nông sản Tây Bắc và một số doanh nghiệp khác để tìm giải pháp xây dựng chuỗi cửa hàng kinh doanh rau sạch Đà Bắc tại Hòa Bình… Những hoạt động của Hội cùng với các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm bảo đảm quyền của NTD thực phẩm, nỗ lực góp phần loại trừ thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn ra khỏi đời sống. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

                                                                                                Bùi Minh (thực hiện)


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục