(HBĐT) - Nghe nhiều người nói về chị nhưng phải hẹn mấy lần tôi mới gặp được. Khi thì chị bận làm chương trình phòng, chống sốt rét, lần thì đi tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng ở xóm vùng sâu. Không như tưởng tượng của tôi, trông chị như người nông dân chân chất. Chị là Ngần Thị Thương, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nà Mèo, huyện Mai Châu.

 

Chị Thương là người dân tộc Thái. Năm 1995, học xong trung cấp y Hòa Bình, chị nhận công tác tại trạm y tế xã Nà Mèo. Những năm đó, xã Nà Mèo còn rất khó khăn, con đường từ trung tâm huyện đến xã là đường đất. Trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội. Do điều kiện gia đình nên ngày nào chị cũng đạp xe đi làm hơn 10 cây số đường rừng. Đến xã là thế nhưng công việc của chị phải thường xuyên đến các xóm tuyên truyền cho bà con về các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng… Xóm xa nhất cách trung tâm xã hơn 10 km. Đến giờ vẫn chưa có đường bê tông. Lần nào đến xóm gặp trời mưa, chị phải ở lại vì đất lầy lội, xe không thể đi được. Nếu dọc đường gặp mưa thì chỉ có cách quay lại hoặc đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ. Chị Thương cho biết: Tháng nào Trạm y tế cũng phải đến xóm ít nhất 4 lần theo định kỳ. Những lần đi xóm tuy vất vả nhưng vui. ở đây bà con thật thà, chân chất, yêu quý người bác sĩ. Do ở vùng sâu, xa nên việc hiểu biết chăm sóc sức khỏe cũng hạn chế.

Đã hơn 20 năm công tác ở trạm y tế với chị biết bao kỷ niệm nhưng có lẽ kỷ niệm về một lần cứu sản phụ chị không bao giờ quên. Đó là năm 1998, một sản phụ ở xóm Xăm Pà được người nhà đưa đến trạm. Chị bị sảy thai ở trên nương mấy ngày mà không biết. Khi đưa đến trạm trong tình trạng hôn mê, không thể đưa đi bệnh viện huyện vì quá muộn và không có phương tiện. Trước tình trạng đó, chị quyết định để ở trạm xử lý. Sau khi gia đình làm cam kết, chị vừa trực tiếp làm nạo hút, vừa truyền cho bệnh nhân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nạn nhân. Sau gần 20 năm mà chị không thể quên được ca bệnh đó.

Với tinh thần luôn học hỏi, mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn về phục vụ bà con, năm 2001, chị đã đi học đại học y. Sau khi học xong chị về xã giữ chức vụ Trạm trưởng và kiêm phụ trách khám, chữa bệnh xã Nà Phòn. Với trình độ chuyên môn và tận tâm với nghề, trong nhiều năm qua, xã Nà Mèo cũng như xã Nà Phòn không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Các chương trình mục tiêu quốc gia luôn được hoàn thành đúng kế hoạch và chị luôn được nhân dân yêu quý. Đã nhiều lần lãnh đạo Phòng Y tế muốn chị về Trung tâm y tế huyện công tác. Chị tâm sự: Ai cũng muốn về chỗ thuận lợi nhưng nếu tôi đi thì xã Nà Mèo, Nà Phòn thiếu bác sĩ. Tôi ở đây đã quen rồi, bà con rất quý mình nên tôi muốn ở lại để góp công sức chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao.
 
                                                                                                Việt Lâm

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục