(HBĐT) - Theo Bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh, từ ngày 1/6 đến nay, đợt nắng nóng đỉnh điểm trên 40 - 41 độ C phá vỡ kỷ lục ở Hoà Bình nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung đã khiến lượng bệnh nhân đến khám BVĐK tỉnh tăng từ 10%-15% so với bình thường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài Bệnh viện sẽ có nguy cơ bị quá tải.


Do thời tiết nắng nóng, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Khoa Hồi sức cấp cứu - BVĐK tỉnh những ngày qua tăng từ 10% -15% so với bình thường

 

Trung bình mỗi ngày, Khoa hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh tiếp nhận khoảng từ 40-50 bệnh nhân đến khám và cấp cứu, chủ yếu là trẻ em và người cao tuổi. Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: đối với trẻ em, đa số là mắc các bệnh sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Ở bệnh nhân cao tuổi các bệnh chủ yếu là đường hô hấp, tai biến mạch máu não...Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, các Khoa trong bệnh viện đã tăng cường quạt, nước uống cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các khu chờ khám bệnh. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhân sớm hơn thông lệ 30 phút. Bác sỹ Kiên cho biết thêm: dự báo số lượng bệnh nhân có thể sẽ tăng vọt trong những ngày tới, ngay cả khi đợt nóng kết thúc, bởi lúc này, khi nền nhiệt thay đổi cũng là lúc cơ thể không kịp thích nghi nên càng dễ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Thực tế cho thấy, thời tiết đang diễn biến phức tạp, khó lường, nắng nóng trên địa bàn tỉnh ta và các tỉnh, thành phố phía Bắc có thể sẽ còn kéo dài, nhiệt độ chắc chắc còn lên cao trong những ngày tới, nên nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra, đặc biệt, với những người phải đi ngoài đường và làm việc ngoài trời. Theo Bác sỹ Tô Thanh Huyền, Phó Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, BVĐK tỉnh, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng rất dễ gặp.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và kiệt sức vì nóng. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê. Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp…đềucó nguy cơ dễ bị sốc nhiệt. Do đó, để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10-16 giờ bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, nhiệt độ trong phòng điều hoà và ngoài trời không được để chênh lệch quá lớn, tốt nhất nên bật ở mức từ 25-27 độ C. Cùng bên đó, cần tránh sử dụng chất lỏng có cafein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến cơ thể mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt. Không uống nước chứa muối khi không có chỉ định của bác sĩ...

 

                                                                                             Đức Phượng


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục