(HBĐT) - Đầu tháng 4, BCĐ An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh ban hành Kế hoạch số 26 về triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2017 với chủ đề: "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu phòng tránh ngộ độc thực phẩm”. Theo đó, 100% huyện, thành phố triển khai Tháng hành động. Sôi động nhưng kết quả chưa toàn diện đó là những điểm khái quát về Tháng hành động vì ATTP năm 2017 trên địa bàn tỉnh.


Chiến dịch truyền thông sôi động

Những ngày tháng 4, đi trên các tuyến đường từ thành thị đến nông thôn có thể đếm được hàng trăm tấm băng rôn, khẩu hiệu đậm hình, rõ chữ với chủ đề hưởng ứng tháng ATTP. Theo nhận định của đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, ủy viên thư ký BCĐ ATTP tỉnh: Hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì ATTP năm nay được đẩy mạnh. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng hơn so với năm trước. Trong chiến dịch truyền thông đã tổ chức được 11 buổi tập huấn với 457 người tham gia, tăng 73% so với năm trước; tổ chức 30 hội thảo với 938 người tham dự (điểm mới so với năm trước); tổ chức 377 buổi nói chuyện với 10.043 người tham gia, tăng 14% so với năm trước. Về sản phẩm truyền thông đã treo 366 băng rôn, khẩu hiệu, giảm 11% so với năm trước; xây dựng 5 tờ tranh, áp phích (điểm mới so với năm trước); phát 4.274 tờ rơi (điểm mới so với năm trước); cấp phát 39 băng đĩa hình và 613 băng đĩa âm (số lượng tăng gấp nhiều lần so với năm trước).


Lợn hơi mất giá, người dân tự giết mổ, bày bán thịt ở khắp mọi nơi gây khó khăn cho công tác kiểm nghiệm ATTP. ảnh chụp tại tuyến đường ven chợ Nghĩa Phương - TP Hòa Bình, nơi trước đây chỉ để bán rau quả.

Hình thức tuyên truyền chủ yếu ở cấp huyện, thành phố là qua hệ thống loa phát thanh. Riêng huyện Yên Thủy tổ chức xe lưu động để tuyên truyền. Cấp xã truyền thông chủ yếu trên hệ thống loa phát thanh của xã, thôn và lồng ghép các hoạt động treo băng zôn, nói chuyện…

Công tác kiểm tra, kiểm nghiệm được tăng cường

Theo Kế hoạch số 26 của BCĐ ATTP tỉnh về triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2017, trong khuôn khổ tháng hành động đã tổ chức được 224 đoàn kiểm tra về ATTP, trong đó có 3 đoàn liên ngành tuyến tỉnh, 14 đoàn tuyến huyện và 207 đoàn tuyến xã, phường, thị trấn. 100% huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra 410 cơ sở, phát hiện 124 cơ sở vi phạm điều kiện ATTP. Các đoàn kiểm tra đã cảnh cáo 27 cơ sở, nhắc nhở 17 cơ sở, phạt tiền 80 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 100 triệu đồng. 11/11 huyện, thành phố đã sử dụng test nhanh trong kiểm tra các loại thực phẩm như: rượu các loại, bún, phở, bánh cuốn, tương ớt, rau các loại, giấm, dầu ăn, nước tăng lực, thịt các loại, dưa muối, giò, chả thịt lợn, măng ngâm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bát đĩa, thìa, muôi. Các huyện, thành phố đã test được 404 mẫu, tăng 77 mẫu so với tháng hành động năm trước. ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có 1 BCĐ ATTP (xã Hang Kia, huyện Mai Châu) đã mạnh tay xử lý 3 cơ sở vi phạm với số tiền phạt gần 1,2 triệu đồng.

Những tồn tại đáng lưu tâm

Chiến dịch truyền thông sôi động, công tác kiểm tra, kiểm nghiệm được tăng cường, đó là điểm nổi bật trong Tháng hành động vì ATTP năm 2017. Tuy nhiên, soi rọi vào quá trình thực hiện từ cấp tỉnh tới cơ sở còn không ít tồn tại, hạn chế. Những tồn tại, hạn chế này được Chi cục ATVSTP tỉnh - cơ quan thường trực BCĐ ATTP tỉnh thống kê cụ thể: Việc phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2017 trên địa bàn khá sôi nổi. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 vẫn còn 81,8% huyện, thành phố chưa tổ chức tổng kết tháng hành động để đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm. Ngay trong công tác truyền thông, một số huyện chưa thực sự chủ động (trong đó, huyện Mai Châu chưa thực hiện in, sao băng, đĩa tiếng cho các xã, thị trấn và cũng chưa chỉ đạo các xã treo băng rôn, khẩu hiệu theo chủ đề tháng hành động). Một số xã có triển khai, thực hiện việc truyền thông tháng hành động nhưng không đúng chủ đề của năm 2017 (do không được phát tài liệu, phải sử dụng băng, đĩa và khẩu hiệu của năm 2016). 14/210 xã, phường, thị trấn không tổ chức lễ phát động hoặc hội nghị triển khai tháng hành động, có 10 xã thuộc huyện Đà Bắc. Một số xã triển khai tháng hành động chậm so với kế hoạch của BCĐ tỉnh, cụ thể là các xã: Dân Chủ (TP Hòa Bình), Dũng Phong (Cao Phong), thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) và 2 xã Tân Thành, Trung Sơn (Lương Sơn).

Trong công tác kiểm tra, đoàn liên ngành tỉnh do Sở Công Thương chủ trì kiểm tra cơ sở SX-KD thực phẩm còn thấp (trong tháng hành động kiểm tra được 7 cơ sở). Quá trình kiểm tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm về quy định bảo đảm ATTP, song hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở (476 cơ sở, chiếm 99,4%). Trong khi số cơ sở bị xử lý vi phạm lại quá ít (3/479 vi phạm, chiếm 0,6%), do vậy không tạo được sự răn đe đối với các cơ sở vi phạm. Ngay trong Tháng hành động vì ATTP còn xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 36 người mắc, trong đó 27 người phải nhập viện.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ BCĐ ATTP tỉnh, Tháng hành động vì ATTP năm 2017 đã được triển khai khá rầm rộ, tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ, đồng tốc, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã. Nhìn thẳng vấn đề, làm rõ những tồn tại, hạn chế là việc làm cần thiết để tăng cường việc đảm bảo ATTP vì chất lượng cuộc sống của người dân không chỉ trong Tháng hành động vì ATTP.


                                                                                               Thúy Hằng

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục